Tình trạng nhiễm HIV càng tăng cao thì các thắc mắc về căn bệnh này ngày càng nhiều. Đây là căn bệnh thế kỷ, do đó mọi thông tin về nó đều gây hoang mang nếu không được kiểm chứng và nhận định chính xác, Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu xem thực hư việc dùng chung bàn chải đánh răng có lây HIV không.
Hỏi: dùng chung bàn chải đánh răng có bị lây hiv
Virus HIV thực chất chỉ lây nhiễm qua 3 con đường chính: qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Tuy vậy, việc lây nhiễm qua máu chính là nguyên nhân khiến nhiều người cực kỳ hoang mang mỗi khi có thông tin về việc dùng chung một vật dụng gì đó với người khác.
Từ những đồ vật cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt đến những dụng cụ dễ dính máu của người sử dụng khi trầy xước như dao cạo râu, dụng cụ cắt móng chân,… Việc những thông tin như vậy khiến nhiều người hoang mang sở dĩ bắt nguồn từ nỗi ám ảnh, lo sợ của mỗi người đối với căn bệnh thế kỷ này.
Bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, các dịch vụ làm đẹp như làm móng, cắt tóc, gội đầu, cạo râu rất phát triển nên hầu như ít người tự làm ở nhà bằng dụng cụ cá nhân của mình. Đó cũng chính là lý do những nguồn thông tin sai lệch, gây lo lắng có cơ hội “len lỏi”, đến với người đọc.
Bàn chải đánh răng là một trong những vật dụng mà ai cũng biết là phải dùng riêng. Bàn chải tiếp xúc trực tiếp với răng, lợi nên khi xảy ra trầy xước trong miệng, máu rất dễ đi vào cơ thể. Chính vì vậy, cần tránh tuyệt đối việc sử dụng chung bàn chải đánh răng để không phải lo lắng xài bàn chải của người bệnh HIV có nhiễm bệnh không.
Các chuyên gia cho rằng, cũng đã có trường hợp sử dụng bàn chải đánh răng chung với người bị HIV sau đó bị lây nhiễm. Tuy nhiên, tỷ lệ này gần như rất thấp. Nếu một người nhiễm HIV đã sử dụng bàn chải và gây chảy máu, máu còn sót lại trên bàn chải thì mới có nguy cơ lây nhiễm cho người sử dụng chung.
Tuy vậy, virus HIV chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định nên khi người thứ hai có sử dụng lại bàn chải đó vẫn chưa thể chắc chắn được virus có lây nhiễm hay không. Có thể nói, tình huống này có tỷ lệ lây nhiễm nhưng khá thấp, hy hữu lắm mới xảy ra.
Chúng ta không nên mặc định suy nghĩ hay tin rằng sử dụng bàn chải đánh răng chung là chắc chắn nhiễm HIV, lo sợ khi dùng chung kem đánh răng có bị lây HIV không. Đôi khi, sự lo lắng, ám ảnh với căn bệnh còn khiến bạn trở nên mệt mỏi, suy nhược thần kinh rồi từ đó đổ bệnh.
Dĩ nhiên, trừ những trường hợp bất khả kháng, bàn chải đánh răng là vật dụng không bao giờ nên sử dụng bởi 2 người trở lên. Sẽ không có gì chắc chắn để biết được người bạn dùng chung bàn chải có đang nhiễm HIV hay không. Do vậy, tránh không dùng là cách phòng tránh tốt nhất.
Nên làm gì nếu chẳng may dùng chung bàn chải với người bị HIV ?
Tuy ai cũng hiểu cần có ý thức bảo vệ bản thân và những người xung quanh nhưng sẽ có những tình huống ta không lường trước được. Khi phải đi xa và nghỉ lại tại khách sạn, nhà nghỉ, trong mỗi phòng đều có cấp sẵn bàn chải, kem đánh răng, dầu gội đầu miễn phí.
Với những người thường xuyên di chuyển và có sự chuẩn bị tốt, họ sẽ đem theo đồ cá nhân. Tuy vậy, khi không kịp chuẩn bị, mọi người vẫn thường sử dụng luôn bàn chải mà khách sạn đã trang bị sẵn.
Dù hầu hết những bàn chải này là loại dùng một lần nhưng vẫn còn tồn tại nhiều cơ sở nhà nghỉ, khách sạn gian dối cấp lại những vật dụng này cho khách hàng tiếp theo sử dụng. Tuy không biết chắc người sử dụng trước có nhiễm bệnh gì hay không nhưng chắc chắn bất kỳ khách hàng nào cũng sẽ phẫn nộ và bắt đầu lo lắng dùng chung bàn chải đánh răng có lây HIV không.
Trường hợp xấu nhất xảy ra khi bạn biết chắc mình đã sử dụng chung bàn chải với người nhiễm HIV, hãy bình tĩnh, theo dõi phản ứng của sức khỏe để có cách phát hiện và điều trị sớm nhất. Dù không phải cứ xài chung bàn chải với người HIV sẽ nhiễm bệnh nhưng bạn cũng không được chủ quan trong tình huống này.
Cách tốt nhất để kết thúc mọi nghi ngờ và xóa tan những lo lắng cho bản thân về căn bệnh này là sắp xếp thời gian đi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán HIV. Với sự tiến bộ của y học, hiện nay đã có những phương pháp kiểm tra nhanh cho phép người bệnh có thể thực hiện test chỉ sau 3-4 tuần có hành vi nguy cơ lây nhiễm.
Dù không chính xác hoàn toàn những hình thức test nhanh khá phổ biến vì có hiệu quả trong việc giúp bạn phần nào biết được khả năng lây nhiễm của bệnh. Sau 3 đến tháng 6 từ khi không may dùng chung bàn chải với người khác, hãy xét nghiệm lại một lần nữa để chắc chắn về kết quả.
Lúc này, khi kết quả báo âm tính, bạn hoàn toàn có thể an tâm mình không nhiễm HIV và không cần bận tâm xài bàn chải của người bệnh HIV có nhiễm bệnh không.
Cách tránh nghi ngờ, hoang mang về việc nhiễm HIV
Mỗi người nên tự xây dựng cho mình thói quen sống lành mạnh, tránh quan hệ, tiếp xúc gần gũi với những đối tượng nghi ngờ nhiễm bệnh. Bên cạnh HIV, còn rất nhiều bệnh khác có thể lây nhiễm nhanh. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng những vật dụng cá nhân chung với người khác như bàn chải, dao cạo râu,…
Với những dụng cụ như cắt móng tay, bạn nên vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng sau khi người khác sử dụng để đảm bảo không lây nhiễm bất kỳ vi khuẩn nào. Phòng chống đã quan trọng nhưng khi không may nhiễm bệnh, bạn cũng cần có một thái độ tích cực để đối mặt và tìm ra phương án điều trị phù hợp.
Hơn nữa, những người xung quanh người bệnh cũng cần quan tâm, động viên để họ lạc quan hơn vào cuộc sống, từ đó bệnh tình sẽ có chuyển biến tốt lên.
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi dùng chung bàn chải có lây nhiễm HIV không. Tuy tỷ lệ lây nhiễm qua việc sử dụng chung dụng cụ khá thấp nhưng bất kỳ ai cũng không nên chủ quan vì HIV là căn bệnh đáng lo ngại.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Việt Khang Thủ Đức
Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ.
Địa chỉ phòng khám: 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
Hotline tư vấn: 0287.300.9728
Bảng giá khám: https://benhvienphathai.vn/bang-gia/
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất
Người bệnh hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những phòng khám uy tín, cũng như tham khảo đánh giá từ phía truyền thông khi quyết định khám và chữa bệnh