Bấm lỗ tai có bị nhiễm hiv không khi dùng súng bắn trực tiếp ?

1911

HIV là căn bệnh nguy hiểm, có thể lây nhiễm bằng nhiều cách khác nhau. Rất nhiều người đều thắc mắc liệu bấm lỗ tai có lây HIV không? Để trả lời cho câu hỏi này cũng như chia sẻ thông tin để mọi người có thể hiểu rõ về căn bệnh thế kỷ HIV, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nếu bấm lỗ tai bằng súng có bị HIV không ?

Theo các chuyên gia y tế, virus HIV chủ yếu lây lan từ người bệnh sang người khác thông qua ba con đường chính: đường máu, đường tình dục và đường mẹ sang con. Trong trường hợp e ngại bấm lỗ tai có bị nhiễm HIV không, có thể được hiểu là việc lây nhiễm HIV chéo bởi sử dụng dụng cụ bấm lỗ tai không hợp vệ sinh.

Khi thực hiện hành động bấm lỗ tai cho người có virus HIV, việc không tiệt trùng cũng như sát khuẩn đúng cách bộ dụng cụ sẽ khiến cho người sử dụng sau đó có nguy cơ phơi nhiễm HIV cao, đặc biệt khi có hiện tượng chảy máu, xước hay xây xát, tỷ lệ mắc bệnh là rất lớn. Đó là lý do nhiều người nghi ngờ bấm lỗ tai có lây HIV không.

Tuy nhiên, hiện nay việc lây nhiễm HIV qua việc bấm lỗ tai là trường hợp hiếm, ít khi gặp phải. Bởi virus HIV không có khả năng tồn tại quá lâu bên ngoài cơ thể người, chỉ trong tối đa 24 giờ đồng hồ.

HIV có lây qua việc bấm khuyên tai? Giải đáp về con đường lây nhiễm HIV

Việc bấm lỗ tai khiến virus HIV lây lan là hoàn toàn có thể xảy ra nhưng tương đối thấp, trong trường hợp lây nhiễm qua đường máu. Việc lây nhiễm này xảy ra khi dụng cụ bấm lỗ chưa được tiệt trùng sạch sẽ và đúng cách, khiến virus HIV từ cơ thể người bệnh có cơ hội xâm nhập vào cơ thể của người khác.

Để hiểu rõ lý do có nghi ngờ bấm lỗ tai có bị nhiễm HIV không, cùng tìm hiểu một số con đường lây nhiễm HIV trực tiếp có thể kể đến như:

Đường máu: Virus HIV có khả năng tồn tại trong máu, cũng như các thành phần của máu. HIV có thể lây qua đường máu bởi những hành động như: sử dụng chung bơm kim tiêm với người nghiện ma túy; các dụng cụ xăm trổ, châm cứu hay làm đẹp; sử dụng chung các vật dụng cá nhân có dính máu của người bệnh: bàn chải, khăn tắm, …; và tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người nhiễm HIV.

Đường quan hệ tình dục: Khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV, virus HIV có thể di chuyển từ tinh dịch, máu của người bệnh vào cơ thể của người bình thường. Theo nghiên cứu, mức độ lây lan virus HIV trong quá trình quan hệ tình dục chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là việc quan hệ qua hậu môn.

Đường mẹ sang con: Không giống như lây nhiễm chéo như nghi ngờ việc bấm khuyên tai có bị HIV, virus HIV có thể lây lan từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh con và cả khi cho con bú. Do virus HIV tồn tại nhiều trong máu của cơ thể mẹ, khi sinh hay cho con bú, nếu có bất kỳ vết xước hay xây xát của mẹ và bé, virus rất dễ xâm nhập sang cơ thể trẻ sơ sinh.

Cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm HIV

Đầu tiên, để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm HIV, không phải lo lắng về bấm lỗ tai có bị nhiễm HIV không, cần lựa chọn địa điểm uy tín, yêu cầu bên cửa hàng thực hiện sát trùng, sát khuẩn dụng cụ sạch sẽ. Bên cạnh đó, bạn cần nắm được những cách phòng tránh việc lây nhiễm HIV khác như:

Tránh lây nhiễm HIV qua đường quan hệ tình dục:

Cần nắm rõ lịch sử dịch tễ của người bạn tình trước khi thực hiện quan hệ tình dục. Ngoài ra, việc quan hệ tình dục sử dụng biện pháp an toàn là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm HIV.

Tránh lây nhiễm HIV qua đường máu:

Đây cũng chính là con đường khiến cho nghi ngờ của mọi người về việc bấm lỗ tai có lây HIV không ngày càng tăng. Điều đầu tiên cần nhớ là tuyệt đối không sử dụng chung các loại kim tiêm. Trong trường hợp cần thiết, sử dụng loại kim tiêm dùng một lần và tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như ma túy.

Ngoài ra, không sử dụng chung những vật dụng có khả năng xuyên qua da, niêm mạc, dễ gây chảy máu như: dao cạo, bàn chải đánh răng, kim xăm,… Hạn chế thực hiện truyền máu tại những nơi không an toàn.

Tránh lây nhiễm HIV qua đường mẹ sang con

Khi biết mình bị nhiễm virus HIV, để đảm bảo an toàn cho bản thân và con, không nên có thai và sinh con. Trong trường hợp người mẹ vẫn muốn sinh con, cần gặp các bác sỹ chuyên môn để được hỗ trợ, tư vấn về các biện pháp chống lây nhiễm cụ thể. Khi sinh con, trong quá trình cho con bú, có thể sử dụng các loại sữa tốt khác thay vì sử dụng sữa mẹ, để tránh virus HIV có thể lây lan trong quá trình này.

Đặc biệt, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu, triệu chứng bất thường của cơ thể, hay nghi ngờ mình đã nhiễm HIV, hãy nhanh chóng tới ngay các cơ sở y tế uy tín để thực hiện kiểm tra xét nghiệm. Bên cạnh đó, thực hiện xét nghiệm định kỳ để có thể theo dõi tình hình sức khỏe cũng như kịp thời phát hiện và chữa trị bệnh.

Trên đây là những thông tin giúp mọi người giải đáp thắc mắc liệu bấm lỗ tai có lây HIV không, cũng như một số biện pháp phòng tránh HIV hiệu quả. Hy vọng với những thông tin bổ ích này, bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện về căn bệnh thế kỷ này. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ y bác sĩ hỗ trợ nhiệt tình nhất.

  PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Việt Khang Thủ Đức

  Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ.

  Địa chỉ phòng khám: 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức

  Hotline tư vấn: 0899.809.1150

 Bảng giá khám: https://benhvienphathai.vn/bang-gia/  

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất

Người bệnh hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những phòng khám uy tín, cũng như tham khảo đánh giá từ phía truyền thông khi quyết định khám và chữa bệnh

Chia sẻ