Bệnh chàm khô ở trẻ em và người lớn có lây không là lo lắng của nhiều người khi phát hiện người thân trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết bị chàm khô. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề trên, các chuyên gia y tế tại Đa khoa TPHCM đã có những thông tin cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh chàm khô ở trẻ em và người lớn có lây không
Bệnh chàm khô là gì?
Bệnh chàm khô hay còn gọi là bệnh eczema, là một dạng viêm da dị ứng và đặc điểm của nó là viêm, nổi mụn đỏ, ngứa ngáy, thường gặp ở mọi đối tượng, nhất là bệnh chàm khô ở trẻ em.
Theo các chuyên gia da liễu, nguyên nhân gây ra chàm khô hiện nay vẫn chưa rõ nhưng bệnh có thể bắt nguồn từ việc cơ địa bị dị ứng, do kích thích của hóa chất như nước rửa chén, bột giặt, sữa tắm, thường xuyên bị stress, đổ mồ hôi,… Ngoài ra, chàm khô còn có thể xuất phát từ yếu tố di truyền.
Bệnh chàm khô ở trẻ em và người lớn được phân ra làm nhiều loại dưới đây:
Viêm da dị ứng: xảy ra ở người có cơ địa dị ứng hoặc có yếu tố di truyền với các triệu chứng như ngứa trong khuỷu tay, bụng chân, mặt, có mụn nhỏ màu đỏ. Sau khi mụn nước vỡ ra, vùng da bị đóng vẩy và tróc ra.
Chàm khô ở tay: do sự kích thích của các loại hóa mỹ phẩm như bột giặt với biểu hiện nổi mụn nước và ngứa, da đóng vẩy và bong tróc.
Chàm đồng tiền: có dạng hình tròn như đồng tiền và chỉ thường gặp ở người lớn, vùng da bị chàm ngứa, bong vẩy thành từng mảng dày.
Chàm thể tạng: thường gặp ở đối tượng da dễ bị kích thích, viêm, chân bị phù nề, giãn tĩnh mạch.
Bệnh chàm bìu khô không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt và tính thẩm mỹ vì các vùng mụn nước đỏ li ti, ngứa rát và khó chịu khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và các hoạt động thường ngày.
Bệnh chàm khô có lây không?
Đối với câu hỏi “ Bệnh chàm khô có lây không?”, các chuyên gia cho biết: bệnh chàm khô là một bệnh không lây nhiễm, tức là không lây từ người này sang người khác qua các con đường tiếp xúc.
Tuy nhiên, bệnh lại có thể lây lan từ vùng da này sang các vùng da khác trên cơ thể nên người bệnh cần hết sức thận trọng. Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh chàm khô phải kể đến như:
Do cơ địa của mỗi người: những người bị rối loạn chức năng trong cơ thể như hệ bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, bệnh nội tiết có tỉ lệ mắc bệnh chàm cao hơn so với những người khác.
Do nguyên nhân dị nguyên: xuất phát từ sự thay đổi thời tiết thất thường, môi trường ô nhiễm, các vật dụng dễ gây dị ứng hoặc các loại thức ăn dễ gay dị ứng như hải sản, thịt có màu đỏ,…
Người làm việc và tiếp xúc với môi trường độc hại: thường xuyên làm việc ở những nơi có xi măng, thuốc nhuộm, sơn xe, dầu mỡ, phân bón hóa học, thuốc từ sâu,…
Người có sức đề kháng kém: sẽ làm suy giảm khả năng chống lại các tác nhân dị ứng từ bên ngoài tấn công vào cơ thể gây nên các bệnh ngoài da.
Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý: cũng là chất xúc tác làm tăng nguy cơ bệnh chàm khô ở người lớn và trẻ em.
Cách phòng tránh bệnh chàm khô ở người lớn và trẻ em
Mặc dù không phải là căn bệnh truyền nhiễm nhưng bệnh chàm khô là căn bệnh khá phổ biến mà bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc phải, từ trẻ em đến người lớn, người cao tuổi. Vì vậy, biết cách phòng tránh bệnh chàm khô và cách chữa trị là điều cần thiết mà mỗi người chúng ta cần trang bị riêng cho mình.
– Uống đủ lượng nước quy định mỗi ngày: vì nước sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, thải trừ độc tố và đây là cách phòng tránh chàm khô đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao. Người lớn cần uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ ngày, trẻ em từ 5 -10 tuổi cần uống đủ 1 -1,5 lít nước/ ngày.
– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều các thực phẩm có tính mát như rau má, bí đao, bí đỏ, đậu xanh, trái cây và rau củ tươi và hạn chế những thực phẩm có tính nóng, dễ gây nhiệt trong người.
– Cẩn thận trước khi sử dụng các thực phẩm lạ: như hải sản, gà, vịt xiêm, các loại mắm vì chúng dễ gây dị ứng cho người sử dụng.
– Bổ sung thường xuyên các thực phẩm, các viên uống chức năng có tác dụng thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể, giải độc gan, giải độc cơ thể hiệu quả.
– Giữ vệ sinh cơ thể: đặc biệt là da sạch sẽ, khô thoáng. Nếu phát hiện cơ thể mình có dấu hiệu bị chàm khô thì cần gặp ngay bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời để bệnh nhanh khỏi và hạn chế chi phí.
Những đối tượng mà trong gia đình có tiền sử người mắc bệnh chàm thì cần chủ động ngay từ lúc “ chớm nở” bằng cách tránh xa các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, chế độ ăn uống thiếu hợp lý, nên tránh các công việc như sơn xe, làm nguyên liệu cao su,…
Để biết thêm chi tiết về cách chữa bệnh chàm khô, bạn đọc có thể nhấp vào khung chat dưới đây để được chuyên gia y tế tư vấn miễn phí.
LI
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Việt Khang Thủ Đức
Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ.
Địa chỉ phòng khám: 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
Hotline tư vấn: 0287.300.9728
Bảng giá khám: https://benhvienphathai.vn/bang-gia/
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất
Người bệnh hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những phòng khám uy tín, cũng như tham khảo đánh giá từ phía truyền thông khi quyết định khám và chữa bệnh