Đau bụng dưới khi có kinh nguyệt là hiện tượng không hiếm gặp ở nữ giới. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Hãy cùng các chuyên gia tại Đa khoa TPHCM tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng đau bụng dưới khi có kinh nguyệt qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới khi có kinh nguyệt
Hiện tượng đau bụng khi có kinh nguyệt là gì?
Đau bụng kinh là hiện tượng vùng bụng dưới, vùng hạ vị của nữ giới xuất hiện các cơn đau trong thời kỳ hành kinh. Những cơn đau bụng dưới khi có kinh nguyệt có thể chỉ là cơn đau thoáng qua, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội tùy theo cơ địa người phụ nữ.
Thông thường, các cơn đau thường diễn ra trong những ngày hành kinh đầu tiên, kéo dài 1 -2 ngày rồi biến mất.
Tùy theo thể trạng mà mỗi chị em sẽ có những mức đau bụng kinh khác nhau, có người chỉ có cảm thấy đau âm ỉ và kèm theo một chút khó chịu ở vùng bụng dưới.
Ngược lại, có nhiều chị em phụ nữ đau bụng kinh dữ dội, không chịu nổi và kèm theo nhiều bất thường khác.
Nếu chị em thấy tình trạng đau bụng kinh của mình diễn ra dữ dội, không thể chịu đựng nổi thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và kiểm tra tình hình cụ thể.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới khi có kinh nguyệt
Các bác sĩ phụ khoa tại Đa khoa TPHCM cho biết, nguyên nhân gây đau bụng dưới khi có kinh nguyệt rất đa dạng.
Tuy nhiên, người ta thường phân chia thành hai loại: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
- Đau bụng kinh nguyên phát
Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, hơn 90% chị em gặp phải hiện tượng đau bụng dưỡi mỗi khi tới chu kỳ “ đèn đỏ”. Hiện tượng này xảy ra khi có sự co bóp quá mức của tử cung để đưa máu ra ngoài khiến chị em cảm thấy đau và khó chịu quanh vùng bụng.
Hiện tượng đau bụng kinh nguyên phát xuất hiện trước thời điểm hành kinh hoặc trong những ngày đầu của chu kỳ “ nguyệt san”, có thể kéo dài trong vài giờ, vài ngày, thường là 1 -2 ngày.
Chị em phụ nữ sẽ thấy vùng bụng dưới, vung thắt lưng, vùng chậu, ngực và xương mu xuất hiện các cơn đau. Ngoài ra, các chị em còn thấy một số hiện tượng đi kèm như buồn nôn, mệt mỏi, đau ngực, đau đầu, tiêu chảy, cơ thể ớn lạnh, đại tiện nhiều lần trong ngày,…
Trong một số trường hợp đau nhiều có thể dẫn đến sức khỏe bị suy giảm, cơ thể mệt mỏi, mặt mũi xanh xao, tay chân lạnh, hạ đường huyết, thậm chí là ngất xỉu.
Các triệu chứng đau bụng kinh có thể tự hết hoặc giảm đáng kể sau khi người phụ nữ kết hôn, sinh con hoặc bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.

- Đau bụng kinh thứ phát
Trong trường hợp 2 -3 năm sau khi xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt thì bạn mới bắt đầu đau bụng dưới thì sẽ được xem là đau bụng kinh thứ phát.
Đau bụng dưới khi có kinh nguyệt thứ phát bắt nguồn từ nhiều yếu tố bên ngoài tác động vào hoặc do các chị em mắc phải một bệnh lý phụ khoa nào đó. Cụ thể như:
Tâm lý căng thẳng, stress, thường xuyên gặp áp lực trong công việc dẫn đến nội tiết tố thay đổi, hình thành nên các cơn đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt.
Sự trao đổi, hoạt động của các tĩnh mạch và động mạch tại các cơ quan sinh dục kém khiến máu không được lưu thông dẫn đến tình trạng ứ đọng máu kinh, tắc kinh gây nên đau bụng dưới khi có kinh nguyệt.
Ngoài ra, đau bụng kinh thứ phát thường gặp ở những chị em mắc các bệnh phụ khoa như: Lạc nội mạc tử cung, u dưới niêm mạc tử cung, viêm tắc vòi trứng, viêm lộ tuyến, buồng trứng đa nang, u xơ tử cung,…
Đau bụng dưới khi có kinh nguyệt khá phổ biến nhưng chị em được vì thế mà chủ quan trước sức khỏe của mình. Chị em nên thận trọng và quan sát kỹ lưỡng những thay đổi của cơ thể và những dấu hiệu bất thường. Nếu thấy các cơn đau dữ dội, không có triệu chứng thuyên giảm thì chị em nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Cách khắc phục hiện tượng đau bụng dưới khi có kinh nguyệt
Để khắc phục và làm giảm bớt các cơn đau bụng dưới khi có kinh nguyệt, chị em có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây.
– Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng để cung cấp vitamin cho cơ thể như thịt, trứng, cá, rau xanh, những thực phẩm giàu chất sắt và canxi,…
– Tắm nước ấm vào những ngày hành kinh để giúp quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng, đồng thời điều hòa khí huyết trong cơ thể, giảm sự co bóp của tử cung.
– Dùng một chiếc khăn ấm chườm bụng dưới hoặc dùng tay xoa nhẹ phần bụng dưới cũng giúp chị giảm được các cơn đau bụng, giảm áp lực lên thành tử cung và làm giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Còn nếu nguyên nhân gây đau bụng kinh là do mắc các bệnh phụ khoa thì chị em cần đến gặp bác sĩ ngay tức thời, qua thăm khám và kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp xử lý hiện tượng đau bụng kinh một cách hiệu quả nhất.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe, các bạn có thể nhấp vào khung chat dưới đây để được tư vấn miễn phí nhé.
LI

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Việt Khang Thủ Đức
Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ.
Địa chỉ phòng khám: 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
Hotline tư vấn: 0287.300.9728
Bảng giá khám: https://benhvienphathai.vn/bang-gia/
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất
Người bệnh hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những phòng khám uy tín, cũng như tham khảo đánh giá từ phía truyền thông khi quyết định khám và chữa bệnh