Xương đòn vai là một xương lớn và vững chắc trên cơ thể, giúp tạo nên sức mạnh cho mỗi người. Nhưng dưới tác động từ các va chạm hoặc do té ngã dẫn đến xương đòn vai bị gãy đe dọa đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi đã gặp gỡ các chuyên gia cơ xương khớp tại Đa khoa TPHCM và được cung cấp nhiều thông tin liên quan đến tình trạng gãy xương đòn vai cũng như một vài lưu ý trong quá trình điều trị để giúp xương nhanh liền, phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Gãy xương đòn vai là gì?
Xương đòn vai là phần xương nối giữa cột sống cổ và 2 bên cánh tay, phía trên là phần xương sườn có vai trò tạo ra khung đỡ cho cơ thể và mang vác vật nặng. Nó quyết định việc bạn có một hình hài cơ thể to cao hoặc bé nhỏ và một vai trò khác nữa chính là quyết định đến sức mạnh cơ bắp.
Những người to cao, sở hữu một bờ vai rộng và khỏe mạnh chính là nhờ cấu trúc xương đòn vai khá to, dài và chắc khỏe.
Gãy xương đòn vai thường xảy ra khi phần vai chịu một lực lớn tác động từ bên ngoài, chẳng hạn như bị đánh mạnh vào vai hoặc bị ngã trong tư thế cánh tay dạng ra, gặp tai nạn giao thông, tai nạn khi chơi thể thao.
Nguyên nhân dẫn đến xương đòn vai bị gãy
Các bác sĩ chuyên khoa tại Đa khoa TPHCM cho biết, phần xương đòn vai không chỉ lớn mà còn khá chắc chắn nên rất hiếm khi xảy ra trường hợp gãy xương đòn vai. Do đó, một người được chuẩn đoán bị gãy xương đòn vai hầu hết là do những nguyên nhân chính như sau:
– Bệnh xương thủy tinh bẩm sinh: Hệ xương của người bệnh khá nhạy cảm, tất cả phần xương kể cả xương đòn vai có thể bị gãy khi chịu một lực tác động vừa đủ từ bên ngoài.
– Bị té ngã từ trên cao xuống: Việc leo trèo, nhảy từ trên cao xuống có thể gây ra một số tai nạn gãy xương, nhiều bộ phận trong đó có cả gãy xương đòn vai trái, vai phải hoặc cả 2 bên.
– Chơi các môn thể thao nguy hiểm: Vận động viên chơi các môn thể thao đua xe, đua xe địa hình, leo núi, trượt patin, nhảy dù… có nguy cơ cao bị gãy xương đòn vai nếu có tai nạn xảy ra.
– Tai nạn giao thông/ tai nạn khác: Nguyên nhân này khá phổ biến, khi chịu một sức nén từ các va chạm, đập mạnh vào mặt đường hoặc lao động trong môi trường xây dựng, nhà máy, vận chuyển… có thể khiến xương đòn vai bị gãy.
Những triệu chứng của gãy xương đòn
Triệu chứng của gãy xương đòn bả vai giúp người bệnh nhận biết được tổn thương chính là:
– Sưng, đau nhức và có vết bầm màu tím dọc phần xương đòn.
– Phát ra tiếng “ rắc” khi cử cộng vai hoặc hai cánh tay, lúc này cơn đau cũng tăng hơn.
– Gãy xương vai đòn di lệch, biến dạng tại vị trí gãy.
– Phần vai bị sụp xuống, chùn về phía trước hoặc bên dưới.
– Đối với trẻ em, khi bị gãy xương đòn vai thì cánh tay không thể cử động được.
Điều trị gãy xương đòn vai như thế nào?
Hiện tượng gãy xương đòn vai có thể khắc phục nhanh chóng và mau khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngược lại, chúng sẽ gây ra những biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu bệnh nhân không tiến hành điều trị.
Chính vì vậy, nếu nghi ngờ xương đòn của mình bị gãy hoặc có những triệu chứng gãy thì người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để làm một số kiểm tra, chụp Xquang để chuẩn đoán cụ thể.
Hiện nay, để điều trị gãy xương đòn vai phải, phần vai bên trái hoặc cùng lúc cả hai bên thì các chuyên gia có thể tư vấn một số phương pháp áp dụng tùy thuộc vào tình hình sức khỏe cũng như mức độ gãy xương nhẹ hay nghiêm trọng… của bệnh nhân.
Một số phương pháp điều trị gãy xương đòn
– Chườm đá: Bọc vài viên đá lạnh trong một túi vải sạch chườm xung quanh khu vực phần xương đòn bị gãy giúp giảm đau nhanh chóng. Có thể áp dụng trong vòng 2 – 3 ngày đầu tiên, kết hợp với điều trị bằng kháng sinh.
– Hỗ trợ cánh tay: Áp dụng phương pháp này để cố định phần cánh tay, giữ cho xương đòn không bị di lệch hoặc rời khỏi vị trí khớp cho đến khi phần xương bị gãy liền lại.
– Sử dụng thuốc: Kiểm soát tình trạng đau nhức và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, không dùng thuốc bừa bãi mà cần có hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
– Vật lý trị liệu: Những bài tập vận động nhẹ nhàng hỗ trợ điều trị cho những trường hợp bị gãy xương đòn vai, tác dụng giảm độ cứng của phần xương bị gãy và xương cánh tay cho đến khi xương lành và có thể cử động thường xuyên.
Với những thông tin được chia sẻ, mong rằng đã giúp bạn đọc hiểu thêm về tình trạng gãy xương đòn vai cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả như thế nào. Nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này cần sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, xin vui lòng nhấp vào khung chat bên dưới để được các chuyên gia hàng đầu về cơ xương khớp giải đáp.
LI
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Việt Khang Thủ Đức
Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ.
Địa chỉ phòng khám: 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
Hotline tư vấn: 0287.300.9728
Bảng giá khám: https://benhvienphathai.vn/bang-gia/
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất
Người bệnh hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những phòng khám uy tín, cũng như tham khảo đánh giá từ phía truyền thông khi quyết định khám và chữa bệnh