HIV lây qua ăn uống hay không ? Ăn chung người nhiễm AIDS có sao không?

184

Bệnh HIV có lây qua đường ăn uống không có lẽ là nỗi băn khoăn, hoang mang của nhiều người. Tuy nhiên, thực chất bệnh HIV không dễ lây lan đến thế. Bài viết dưới đây sẽ lý giải thực hư chuyện HIV lây qua ăn uống và một số bệnh có thể lây nhiễm qua ăn uống để bạn hiểu và có cách phòng tránh phù hợp.

HIV có lây qua đường ăn uống không

Nhiều người lo lắng liệu HIV có lây lan qua đường ăn uống? Tuy nhiên, bạn hãy an tâm rằng HIV không hề lây qua đường ăn uống. Trên thực tế, chưa có trường hợp nhiễm HIV nào có nguyên nhân do uống nước hay ăn chung với bệnh nhân HIV.

Với trường hợp người bệnh có hiện tượng chảy máu, hay lở loét ở vùng miệng, bạn có thể tới các trung tâm y tế để được kiểm tra và làm xét nghiệm kịp thời, dù cho khả năng lây bệnh là rất thấp.

Theo nghiên cứu, virus HIV không thể tồn tại bên ngoài cơ thể người quá lâu, nguy cơ lây nhiễm HIV khi tiếp xúc với máu khô ở bên ngoài là rất thấp, dường như không xảy ra. Tuy virus HIV có trong dịch nước bọt, nước mắt hay nước tiểu của người bệnh, nhưng số lượng virus thấp, không có nguy cơ lây nhiễm. Do vậy, bạn hoàn toàn không cần lo lắng về việc HIV lây qua đường ăn uống không.

Xem thêm: Xét nghiệm HIV có cần nhịn ăn không thưa bác sĩ ?

Những bệnh có thể lây qua ăn uống không liên quan đến HIV là gì ?

Tuy bệnh HIV không thể lây qua đường ăn uống, nhưng bạn nên cẩn trọng một số loại bệnh dễ lây lan qua đường ăn uống như sau:

Viêm gan virus

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan này do một nhóm virus viêm gan A và E. Nhóm virus này tồn tại trong phân của người bệnh, gây ra ô nhiễm nước, đất. Loại virus viêm gan A này có thể tồn tại ở trong đồ ăn, nước uống, các vật dụng gia đình và đồ sinh hoạt cá nhân.

Virus viêm gan A có thể tìm thấy trong nước tiểu, nước bọt của người bệnh, nhưng nhiều nhất là ở trong phân. Viêm gan A chủ yếu lây từ người này sang người khác qua đường tiêu hóa, ít khi lây lan qua đường máu. Virus viêm gan A có thể tồn tại qua nhiều tháng, ở nhiệt độ trung bình là 25 độ. Đặc biệt, chúng có thể sống đến 1 năm ở nước đá.

Nhiệt độ càng cao, virus càng khó lây lan và sống sót. Người nhiễm virus viêm gan A sau 15 đến 45 ngày sẽ gặp phải các triệu chứng như: mệt mỏi, sốt, vàng da, chán ăn,… Tuy đã lý giải và an tâm hơn về việc HIV có lây qua ăn uống không nhưng những bệnh như viêm gan virus lại gây hoang mang rất lớn.

Bệnh này có thể lây lan nhanh thành dịch, nhiều người dễ mắc phải. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bệnh tiêu chảy

Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn người lớn. Người bệnh sẽ bị mất nước và các chất quan trọng khi mắc bệnh này, do đi tiểu phân lỏng nhiều lần trong ngày. Bệnh tiêu chảy đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em, vì gây ra mất nước nhiều, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra tử vong.

Tiêu chảy cấp là bệnh nguy hiểm, có nhiều biểu hiện rõ ràng hơn. Người mắc phải bệnh này sẽ gặp phải những triệu chứng: nôn nhiều, mất nước, đi tiểu tiện hoặc đại tiện nhiều… Nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời sẽ bị đe dọa về tính mạng.

Dịch tả

Tả là một loại bệnh truyền nhiễm, có các triệu chứng dễ nhận biết như: buồn nôn, mất nước, tiêu chảy. Tuy không gây hoang mang như thông tin virus HIV có lây qua đường ăn uống không, bệnh này cũng dễ lây lan thành dịch và có tỷ lệ tử vong lớn. Vi khuẩn gây nên bệnh tả có thể xâm nhập qua đường tiêu hóa bằng việc ăn và uống những thực phẩm nhiễm khuẩn, đặc biệt với các loại thủy hải sản.

Kiết lỵ do trực trùng

Khác với kiết lỵ, bệnh lỵ do trực trùng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Trẻ mắc phải bệnh này thường sốt cao, đi đại tiện nhiều lần, phân có nước màu đỏ. Bệnh này cực kỳ nguy hiểm với trẻ nhỏ, nếu không chữa trị kịp thời, trẻ sẽ dẫn tới tử vong do mất nước nhiều.

Thương hàn

Thương hàn là loại bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Biểu hiện rõ nhất của bệnh này là người bệnh sẽ sốt cao trong khoảng 2 tuần, có thể lên tới 40 độ. Ngoài biểu hiện sốt, bệnh nhân còn cảm thấy đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nhức đầu…

Cách bảo vệ sức khỏe để không nhiễm bệnh

Bên cạnh việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, những thói quen liên quan đến vấn đề vệ sinh cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng mắc các bệnh lây qua ăn uống. Do đó, bạn nên tham khảo một vài lưu ý cơ bản dưới đây để hạn chế được tối đa vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua các đường khác nhau.

Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn

Tay vốn là bộ phận tiếp xúc nhiều với các đồ vật nhất trong các hoạt động hàng ngày của con người nên rất dễ tồn tại vi khuẩn. Bạn cần lưu ý rửa tay với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây nên các bệnh trên.

Có như vậy, bạn mới không phải lo lắng vì những thông tin như lây nhiễm HIV qua ăn uống.

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Với tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, việc vệ sinh cơ thể rất quan trọng sau một ngày đi ngoài đường tiếp xúc với khói bụi. Tuy nhiên, cần chọn thời điểm tắm hợp lý bởi tắm ban đêm khá nguy hiểm.

Không dùng chung đồ cá nhân với bất kỳ ai

Những đồ cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu là những đồ dùng đặc biệt không được dùng chung. Đây chính là con đường lây lan vi khuẩn gây bệnh từ người này qua người khác phổ biến nhất.

Với những thông tin bên trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho virus HIV có lây qua đường ăn uống không. Tuy nhiên, bạn cũng không nên vì thế mà chủ quan bởi có khá nhiều bệnh lây qua đường ăn uống như đã liệt kê bên trên. Hy vọng, mỗi cá nhân sẽ có thói quen bảo vệ sức khỏe bản thân để phòng lây nhiễm khỏi những bệnh nguy hiểm.

  PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Việt Khang Thủ Đức

  Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ.

  Địa chỉ phòng khám: 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức

  Hotline tư vấn: 0899.809.1150

 Bảng giá khám: https://benhvienphathai.vn/bang-gia/  

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất

Người bệnh hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những phòng khám uy tín, cũng như tham khảo đánh giá từ phía truyền thông khi quyết định khám và chữa bệnh

Chia sẻ