Tắm hồ bơi có bị lây hiv không khi có người bệnh tắm chung ?

847

Mùa hè đến là thời điểm vô cùng thích hợp để tham gia các hoạt động thể thao, bơi lội. Đi bơi không chỉ giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn, mà còn có thể xoa dịu những cơn nóng mùa hè. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn lo lắng về việc bơi chung người bị HIV có lây bệnh không, do đây là nơi công cộng đông người. Đừng lo lắng, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Trả lời câu hỏi đi bơi có bị nhiễm HIV không?

Theo các bác sỹ chuyên môn, việc đi bơi dẫn đến lây nhiễm HIV là hoàn toàn không có căn cứ. Bởi virus HIV không thể sống quá lâu ở bên ngoài không khí trong nhiệt độ bình thường. HIV lây lan từ người này sang người khác chủ yếu qua những con đường như: đường máu, đường tình dục và đường mẹ sang con.

Vì vậy, đi bơi có bị nhiễm HIV không là điều hoang đường và không đáng lo ngại. Ngoài ra, một số hành vi không làm lây nhiễm virus HIV có thể kể đến như:

Ôm, hôn người bệnh: Virus HIV trong máu không thể xâm nhập sang người bình thường, trừ khi người bệnh và người bình thường đều có vết thương hở tại miệng, hoặc các bộ phận có tiếp xúc trên cơ thể.

Muỗi đốt: Muỗi không thể hút virus trong máu của người bệnh để nhả vào cơ thể của người khác, bởi trong cơ thể muỗi có bộ phận tiêu hóa máu. Virus HIV chỉ có thể sống và tồn tại trên cơ thể người.

Sử dụng chung nhà tắm với người mắc HIV: Khi cơ thể bạn hoàn toàn không có vết thương hở, virus HIV không thể xâm nhập vào được.

Các hoạt động tiếp xúc hàng ngày: Những sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, sử dụng chung quần áo, nhà vệ sinh hay bể bơi, ở chung nhà, làm việc…đều không thể khiến virus HIV lây lan. Do đó bạn không cần lo lắng bơi chung người bị HIV có lây bệnh không.

HIV có thực sự dễ lây nhiễm như tắm chung hồ bơi ?

Ngoài vấn đề liên quan đến việc lây nhiễm HIV qua việc đi bơi, đây là một câu hỏi được rất nhiều độc giả quan tâm. Tuy nhiên, những hành động tương tác thông thường đều không khiến virus HIV lây lan, trong trường hợp cả người bệnh và người bình thường không hề có vết xước hay chảy máu tiếp xúc với nhau.

Mặt khác, virus HIV không thể sống trong nước, hay các chất lỏng ở ngoài cơ thể người bệnh. Vì vậy, có thể đảm bảo chắc chắn rằng việc bơi chung với người nhiễm HIV không thể gây lây nhiễm bệnh. Bạn hoàn toàn không cần lo lắng về việc đi bơi có bị nhiễm HIV không.

Tuy vậy, việc sử dụng chung hồ bơi nếu không đúng cách có thể gây lây nhiễm một số bệnh nguy hiểm khác như: bệnh về tai – mũi – họng, các bệnh liên quan đến mắt (đau mắt đỏ, nhiễm trùng,..) hay các bệnh ngoài da,… Do một số bể bơi đang lạm dụng việc sử dụng Clo để tẩy rửa nước, điều này gây ảnh hưởng lớn đến da của con người, đặc biệt đối với những bạn nhỏ.

Ngoài ra, ở hồ bơi có rất nhiều người đang mắc bệnh trong người, họ không hề có ý thức tránh lây bệnh cho người xung quanh, đặc biệt là những bệnh có khả năng lây lan nhanh như da liễu. Đặc biệt hiện nay, có một số tình trạng đáng báo động như quấy rối, lạm dụng khi bơi.

Điều này khiến nhiều người khá hoang mang và lo lắng. Vì vậy, mỗi chúng ta đều cần cảnh giác cao độ khi tham gia các bể bơi công cộng, phòng tránh tối đa những trường hợp xấu có thể xảy ra.

Chia sẻ thêm về các đường lây nhiễm

Để không lo lắng về những tin đồn như bơi chung người bị HIV có lây bệnh không, trước tiên, bạn cần phải hiểu rõ về HIV cũng như cách phòng tránh việc lây lan của căn bệnh này. HIV là một căn bệnh khó phát hiện bởi những triệu chứng thường không rõ ràng. Để bảo vệ bản thân mình khỏi virus HIV, cần lưu ý những cách phòng tránh sau:

Tránh sử dụng chất kích thích như rượu bia, ma túy: Do những chất kích thích này có thể khiến bạn mất kiểm soát hành động của mình, dễ dàng gây ra những hành vi nguy hiểm dẫn tới nguy cơ lây nhiễm HIV.

Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục: Khi quan hệ tình dục, đặc biệt với người nhiễm virus HIV, cần phải có phương pháp an toàn như sử dụng bao cao su cũng như kết hợp sử dụng thuốc ngăn chặn lây nhiễm, và thường xuyên tới cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm.

Tuyệt đối không sử dụng chung bơm kim tiêm: Đây chính là con đường dễ dàng khiến virus HIV lây từ người này sang người khác. Bạn nên sử dụng các loại bơm kim tiêm được đóng gói, tiệt trùng kỹ càng.

Không tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể của người khác: Tránh chạm trực tiếp vào máu cũng như các dịch cơ thể của người khác, bởi bạn không thể biết liệu họ có đang nhiễm HIV hay không.

Ngoài ra, để giảm thiểu sự lo lắng về việc đi bơi có bị nhiễm HIV không, hạn chế đến những hồ bơi đông đúc, tấp nập, lựa chọn những địa điểm bơi sạch sẽ, uy tín, để đảm bảo an toàn cho bản thân. Bên cạnh đó, ngay khi bạn nghi ngờ mình đã phơi nhiễm HIV hay có những triệu chứng bất thường, hãy tới các trung tâm y tế uy tín và chất lượng để thực hiện kiểm tra, xét nghiệm HIV.

Ngoài ra, thường xuyên thực hiện xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh kịp thời và nhanh chóng tìm cách xử lý, chữa trị. Trên đây là những thông tin về việc đi bơi có nhiễm HIV hay không, cũng như một vài biện pháp giúp bạn phòng tránh, hết nghi ngờ về việc lây nhiễm bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc về căn bệnh thế kỷ này, hãy liên hệ trực tiếp với phòng khám để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

  PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Việt Khang Thủ Đức

  Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ.

  Địa chỉ phòng khám: 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức

  Hotline tư vấn: 0287.300.9728

 Bảng giá khám: https://benhvienphathai.vn/bang-gia/  

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất

Người bệnh hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những phòng khám uy tín, cũng như tham khảo đánh giá từ phía truyền thông khi quyết định khám và chữa bệnh

Chia sẻ