Viêm tai giữa không phải là căn bệnh quá xa lạ nhưng ít ai biết rõ về các loại thuốc kháng sinh chữa viêm tai giữa. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có thêm kiến thức về các loại thuốc, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết xung quanh bệnh viêm tai giữa.
Những thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa nên dùng
1. Bệnh viêm tai giữa là gì?
Đây là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Theo thống kê từ một số bệnh viện, nhiễm trùng tai giữa xảy ra ở 80% trẻ em dưới 3 tuổi. Nguyên nhân dẫn đến viêm tai là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus ảnh hưởng đến tai giữa và từ đó gây đau cho người bệnh do dịch bị tích tụ ở tai giữa.
2. Triệu chứng của viêm tai giữa
Trước khi tìm hiểu về những loại kháng sinh điều trị viêm tai giữa hiệu quả, bạn cần nắm được các biểu hiện cơ bản của bệnh như sau.
Người bệnh sẽ cảm thấy đau tai, khó nằm nghiêng khi ngủ dẫn đến mất ngủ.
Có dịch màu vàng, trong hoặc có máu từ tai chảy ra
Cơ thể bị mất cân bằng, sốt cao và khó ngủ
Người bị viêm tai giữa có thể gặp vấn đề về thính giác, có cảm giác buồn nôn, ói mửa, hoặc thể thể bị bệnh tiêu chảy
Bệnh lý này còn khiến người bệnh giảm cảm giác thèm ăn
Một số triệu chứng khác không đề cập tới ở đây nhưng nếu gặp phải những triệu chứng cơ bản trên bạn nên đi gặp bác sĩ
3. Nguyên nhân gây viêm tai giữa
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh lý này là do bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp rồi lây sang tai. Bệnh thường xuất phát khi ống nối tai giữa với họng bị tắc, khiến dịch sẽ tụ lại phía sau màng nhĩ. Dịch tụ lại này sẽ khiến vi khuẩn phát triển, gây đau và nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, những yếu tố dưới đây cũng góp phần làm tăng nguy cơ viêm tai giữa.
Ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi: Kích thước, hình dạng của ống Eustachian và hệ miễn dịch trẻ kém phát triển nên dễ bị viêm tai giữa. Hơn nữa, trẻ ở độ tuổi mầm non sẽ có khả năng bị cảm lạnh và nhiễm trùng tai hơn trẻ ở nhà vì chúng tiếp xúc với nhiều bệnh dễ nhiễm trùng.
Ở trẻ sơ sinh: khi em bé nằm bú sữa thì sẽ dễ bị viêm tai giữa hơn việc vú sữa trực tiếp từ mẹ. Sức đề kháng của trẻ em vốn không được cao như người lớn nên cần tìm hiểu kỹ về các loại thuốc kháng sinh chữa viêm tai giữa cho trẻ trước khi sử dụng.
Vào thời tiết mùa thu và đông, khi bệnh cảm lạnh và cúm phổ biến thì bệnh viêm tai giữa cũng dễ phát triển. Những người nhạy cảm với thời tiết, thường xuyên bị dị ứng thời tiết cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm tai giữa.
Những người sống trong môi trường chất lượng không khí kém, tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc có mức độ ô nhiễm không khí cao cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa.
Điều trị viêm tai giữa bằng kháng sinh có tốt không ?
Thông thường, bác sĩ sẽ điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân kết hợp với các loại thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt và giảm đau để trị viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết.
Tuy nhiên, nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ, bác sĩ sẽ cân nhắc tới việc rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ đồng thời kết hợp với thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa như trong giai đoạn xung huyết.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý hai giai đoạn trên nếu không được chữa trị kịp thời, dịch ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ. Lúc này, màng nhĩ đã bị thủng và phần dịch này sẽ chảy ra ngoài qua ống tai, có thể gây hậu quả xấu cho người bệnh. Do vậy, giai đoạn điều trị này sẽ rất phức tạp và khó khăn.
Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm tai giữa
Thuốc điều trị toàn thân
Lựa chọn hàng đầu để điều trị viêm tai giữa là sử dụng các loại thuốc kháng sinh chữa viêm tai giữa theo đường uống hoặc đường tiêm.
Người bệnh thường được khuyên nên sử dụng nhóm beta-lactam (ampicillin, cephalosporin thế hệ II, III), nhóm macrolid, nhóm quinolon. Nhóm kháng sinh aminoglycosid(gentamycin, kanamycin….) cần được hạn chế cho những bệnh nhân là trẻ dưới 3 tuổi. Đây là độ tuổi trẻ đang tập nói, không nên sử dụng vì nhóm kháng sinh này có thể khiến trẻ bị câm điếc.
Đối với thuốc chống viêm, người bệnh nên sử dụng loại corticoid ngắn ngày, thuốc kháng viêm non-steroid hoặc thuốc chống viêm giảm phù nề để ngăn chặn tiến triển viêm, giúp bệnh nhân phục hồi cấu trúc của mô bị tổn thương. Ngoài ra, bệnh lý này nên dùng thuốc giảm đau và hạ sốt paracetamol là an toàn và thông dụng nhất.
Thuốc điều trị tại chỗ đối với bệnh viêm tai giữa
Các loại thuốc nhỏ mũi chống xung huyết nên sử dụng là otrivin 0.05%, sunfarin, collydexa,…. Đây là những loại thuốc được sử dụng với mục đích làm sạch hốc mũi và trả lại sự thông thoáng cho tai giữa và mũi họng.
Ngoài thuốc nhỏ mũi, thuốc nhỏ tai cũng cần được sử dụng. Loại thuốc này được chia ra hai trường hợp:
Viêm tai không thủng màng nhĩ: bệnh nhân nên sử dụng các loại kháng sinh kết hợp kháng viêm như: cortiphenicol, polydexa…
Viêm tai có thủng màng nhĩ: bệnh nhân nên dùng các loại kháng sinh có tính an toàn cao cho ốc tai như: rifamycin, effexin…..
Với những kiến thức trên đây về bệnh viêm tai giữa, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như các loại thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay lo lắng khi mắc viêm tai giữa, hãy liên hệ Phòng khám đa khoa TPHCM để đặt lịch khám và nhận tư vấn từ những bác sĩ giàu kinh nghiệm nhé!
Trên đây là những chia sẻ về thuốc kháng sinh chữa viêm tai giữa chi tiết được sưu tầm từ nhiều nguồn sức khỏe y tế có uy tín. Mọi thắc mắc có thể hỏi trực tiếp chuyên viên để được tư vấn miễn phí.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Việt Khang Thủ Đức
Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ.
Địa chỉ phòng khám: 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
Hotline tư vấn: 0287.300.9728
Bảng giá khám: https://benhvienphathai.vn/bang-gia/
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất
Người bệnh hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những phòng khám uy tín, cũng như tham khảo đánh giá từ phía truyền thông khi quyết định khám và chữa bệnh