Tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ qua các tuần tuổi

10921

Càng gần cuối thai kỳ, mối quan tâm dành cho những vị trí của thai nhi trong bụng mẹ sẽ càng tăng lên. Các vị trí nằm khác nhau sẽ tạo ra sự thuận lợi hoặc trở ngại cho ca sinh nở của mẹ. Hãy tìm hiểu tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ qua các tuần tuổi trong bài viết dưới đây.

Tư thế nằm của thai nhi trong 3 tháng đầu

Trong suốt chu kỳ mang thai, tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ sẽ khác nhau tùy vào từng giai đoạn phát triển. Thông thường, khi thai nhi được 2 tuần tuổi, tức là mẹ bầu đang ở tuần thứ 4 của thai kỳ. Tính từ thời điểm mẹ chính thức có tin vui. Vào thời điểm này, 2 tư thế nằm của thai nhi ở tư thế đầu ở phía trên và đôi khi lại quay đầu xuống dưới.

Theo các bác sĩ sản khoa, thời gian này phôi thai sẽ tìm vị trí thích hợp để bám vào thành tử cung. Lúc này, phôi thai bắt đầu tách thành 2 nhóm, một nhóm phát triển thành nhau thai và nhóm còn lại hình thành thai nhi.

Tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ qua các tuần tuổi
Các tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ

Các mẹ lưu ý là thai nhi sẽ không ngừng phát triển theo từng tháng và tư thế nằm của thai nhi cũng không cố định ở một vị trí trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Để đảm bảo cho sự phát triển thai nhi, trong 3 tháng đầu tiên của thai, tư thế nằm của mẹ bầu cũng quyết định và ảnh hưởng rất nhiều đến bé. Ở thời điểm ban đầu, thai nhi còn nhỏ và  lực tác động của em bé lên cơ thể mẹ bầu chưa đáng kể, mẹ vẫn có thể thoải mái, tự do khi ngủ. Nhưng mẹ nên tránh những tư thế nằm sấp, ôm gối ngủ bởi lâu dần có thể thành thói quen.

Tư thế nằm của thai nhi trong 3 tháng giữa thai kỳ

Thai nhi càng phát triển, cơ thể mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu thay đổi càng nhiều hơn. Mẹ có thể quan sát bé qua màn hình siêu âm để có thể thấy được thai nhi nằm bên trái hay bên phải. Thời điểm này với tư thế nằm của thai nhi, rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, nên mẹ phải đặc biệt lưu ý.

Ở 3 tháng giữ thai kỳ, mẹ có thể tự cảm nhận được đầu thai nhi nằm ở bụng trên hay bụng dưới. Vì lúc  này, thai nhi hơi nghịch, đạp liên tục và di chuyển nhiều trong bụng mẹ. Tùy vào cơ địa của từng mẹ bầu và sự phát triển nhanh hay chậm của thai nhi, mà có một số mẹ sẽ cảm nhận được những bộ phận khác của bé sớm hơn những bà mẹ khác cùng tuần tuổi.

Để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ một cách tốt nhất, mẹ có cần lưu ý một số điều như:

  • Trường hợp lượng nước ối quá nhiều hoặc mẹ đang mang thai đôi thì tư thế cần phải nằm nhất lúc này là nằm nghiên về bên phải. Với tư thế ngủ này mẹ bầu vừa thoải mái, thai nhi vừa có thể đảm bảo, không bị áp lực từ phía tư thế nằm.
  • Trường hợp thai nhi lớn, mẹ bầu thấy nặng nề trong việc di chuyển và nằm thì có thể nằm ngửa. Kết hợp thêm dụng cụ kê chân khi ngủ.

Tư thế nằm của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ

Tư thế nằm của thai nhi ở thời điểm cuối, có ảnh hưởng và quyết định rất nhiều đến khả năng sinh thường hay sinh mổ của mẹ bầu. Lúc này, trẻ đã lớn và không thể xoay trở được nữa, tức là quay đầu xuống dưới.

Càng về cuối, đầu thai nhi càng cứng cáp, đặc biệt khi ở tuần thứ 32 – 34 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ cho mẹ bầu tiến hành thăm dò để xác định vị tí ngôi của thai nhi. Thường thì lúc này thai nhi sẽ nằm đúng ngôi đầu, là ngôi thai thuận nhất để sinh.

Tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ qua các tuần tuổi
Tư thế nằm của thai nhi ở 3 tháng cuối như thế nào?

Một số trường hợp thai nhi nằm sai ngôi, đó là ngôi mông hoặc ngôi ngang thì mẹ bầu phải chịu khó thực hiện một số phương pháp để di chuyển ngôi thai và đảm bảo cho lỳ sinh thành công. Nhưng nếu sắp đến ngày sinh nở, mà ngôi thai không di chuyển trở lại theo vị trí thường thì buộc mẹ bầu không thể sinh nở tự nhiên mà phải mổ lấy thai.

Một số lưu ý cho mẹ bầu

  • Ngoài việc chú ý đến tư thế nằm, bà bầu không nên nằm giường cứng, kê đầu quá cao.
  • Trong giai đoạn đầu thai kỳ, hãy tạo thói quen nằm ngủ nghiêng về bên trái. Nằm nghiêng về bên này sẽ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Nó cũng giúp thận hoạt động dễ dàng, đào thải các chất độc nhanh hơn, giảm nguy cơ phù thủng.
  • Có thể gác chân lên một chiếc gối để tạo cảm giác thay đổi tư thế khi nửa đêm. Để 1 chiếc gối ở dưới bắp chân và 1 cái ở sau lưng cũng sẽ làm tăng cảm giác thoải mái dễ chịu.

Trên đây là những thông tin về tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ qua các tuần tuổi. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy nhấp vào bảng chat bên dưới để được phòng khám phụ sản tư vấn thêm.

B.S

  PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Việt Khang Thủ Đức

  Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ.

  Địa chỉ phòng khám: 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức

  Hotline tư vấn: 0287.300.9728

 Bảng giá khám: https://benhvienphathai.vn/bang-gia/  

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất

Người bệnh hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những phòng khám uy tín, cũng như tham khảo đánh giá từ phía truyền thông khi quyết định khám và chữa bệnh

Chia sẻ