Tìm hiểu viêm mũi dị ứng là gì và triệu chứng nhận biết chính xác

76

Bệnh viêm mũi dị ứng xuất hiện khi cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, hình thành nên phản ứng dị ứng. Với các thống kê gần đây cho thấy, tình trạng người bị viêm mũi dị ứng ngày càng phổ biến và trẻ hóa gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống. Chính vì lẽ đó, việc hiểu rõ, hiểu đúng về bệnh viêm mũi dị ứng là gì sẽ rất hữu ích và cần thiết cho người bệnh.

Tìm hiểu bệnh viêm mũi dị ứng.

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là gì ? Để giải đáp cho vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng của phòng khám Đa khoa TPHCM cho biết, bệnh viêm mũi dị ứng là tình trạng tổn thương niêm mạc vùng xoang mũi, viêm, sưng tấy do các tác nhân có hại gây ra, xuất phát từ bên trong và ngoài cơ thể.

Hoặc bệnh viêm mũi dị ứng là gì, còn được hiểu là phản ứng khác thường của cơ thể khi tiếp xúc với các yếu tố lạ, chất gây kích thích, biểu hiện cục bộ ở vùng mũi. Từ đó, dẫn đến những phản ứng quá độ cho cơ thể như hắt hơi, chảy nước mũi, sưng tấy và khó chịu vùng mũi,…

Những tác nhân kích thích gây dị ứng có thể là vô hại đối với người bình thường. Tuy nhiên, với những người quá mẫn cảm thì cơ thể lại dễ bị viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng đa số những người bị căn bệnh này nằm ở độ tuổi dưới 45, nhiều nhất trong độ tuổi 21 – 30. Trẻ em cũng có thể bị bệnh viêm mũi dị ứng, nhưng với tỷ lệ thấp.

Các tác nhân dị ứng được xem là nguyên nhân chính gây nên tình trạng dị ứng cho cơ thể người. Và thực tế, có thể có một hoặc nhiều tác nhân khác nhau gây viêm mũi dị ứng tùy thuộc cơ địa từng người.

Khi có sự tiếp xúc giữa niêm mạc mũi của người bị dị ứng và các yếu tố. Cơ thể tự sản sinh ra các kháng thể phụ trách dị ứng nhằm chống lại tác nhân dị ứng.

Chất histamine kích thích các phản ứng quá mức của cơ thể, gây viêm mũi dị ứng. Thế nhưng, khi gặp chúng, cơ chế tự động của cơ thể bắt đầu sản xuất nước mũi, dịch tiết với mục đích cuối cùng là để các tác nhân gây kích ứng ra bên ngoài mũi.

Mặc dù lành tính và không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng viêm mũi dị ứng là gì đây lại là căn bệnh phiền toái khiến người bệnh cảm giác rất khó chịu trong thời gian bị viêm mũi dị ứng.

Bệnh kéo dài, thường kết hợp với viêm xoang mũi, viêm tai giữa, hen suyễn,…làm ảnh hưởng đến hiệu suất, cản trở các hoạt động thường ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Viêm mũi dị ứng có thể gặp ở mọi độ tuổi khác nhau.

Các dạng viêm mũi dị ứng phổ biến

Dựa trên theo gian kéo dài và tính chất của bệnh lý mà viêm mũi dị ứng được chia thành 2 dạng khác nhau. Một là viêm mũi dị ứng theo mùa, còn lại là viêm mũi dị ứng quanh năm.

  • Bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa

Đối với bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, các phản ứng quá mẫn xảy ra khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng theo từng mùa, nhiều nhất là vào mùa xuân và mùa hè.

Thời gian tiến triển của bệnh có thể khác nhau tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh. Nhưng nhìn chung, bệnh chỉ xuất hiện ở một số thời điểm nhất định trong năm và phát bệnh vào cùng thời điểm trong các năm kế tiếp.

Các tác nhân gây dị ứng thường là phấn hoa, nấm, cây cỏ mọc theo từng mùa hoặc không khí lạnh thâm nhập vào mũi, đường thở. Khi các tác nhân dị ứng gây bệnh kết thúc theo mùa của mình, các triệu chứng viêm mũi dị ứng cũng tự động mất đi.

  • Bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm

Viêm mũi dị ứng quanh năm là tình trạng viêm, sưng và khó chịu ở mũi xuất hiện quanh năm, từ tháng này sang tháng nọ.

Nguyên nhân là do phần lớn các tác nhân gây dị ứng ở mỗi người xuất hiện thường xuyên xung quanh môi trường sống của họ. Có thể đó là lông các loại động vật nuôi, các loại hóa chất, bụi bẩn, thuốc lá, chất lạ,…

Do xuất hiện thường xuyên với môi trường sống, cho nên người bệnh rất khó tránh khỏi tình trạng viêm mũi dị ứng. Cùng với đó, việc tiếp xúc gần như liên tục đối với các tác nhân này trong thời gian kéo dài và ở mọi thời điểm của năm nên người bệnh có thể bị viêm mũi dị ứng ở hầu hết các thời điểm trong năm.

Viêm mũi dị ứng theo mùa xuất hiện vào từng thời điểm nhất định.

Nguyên nhân của bệnh viêm mũi dị ứng

Cũng tương tự các bệnh lý đường hô hấp, viêm mũi dị ứng có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu xuất phát do các yếu tố bên ngoài môi trường sống và làm việc.

Điển hình như là điều kiện môi trường sống, không khí thay đổi, thời tiết hoặc đơn thuần do các yếu tố bên trong cơ địa sức khỏe,.. gây ra. Vậy tại sao bị viêm mũi dị ứng?

  • Do thay đổi thời tiết

Vào giai đoạn chuyển mùa, mọi người có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp và viêm mũi dị ứng cao hơn so với các thời điểm khác. Hoặc thời tiết mưa nắng thất thường, ảnh hưởng về nhiệt độ, nóng lạnh, ngồi trong phòng máy lạnh,…

Về nguyên nhân, chính sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết khiến cho niêm mạc xoang, các vùng xoang, khoang mũi dễ bị nhiễm trùng bởi virus lạ. Kết quả là dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm đường hô hấp,…

  • Các yếu tố gây dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng chủ yếu do các yếu tố bên ngoài gây ra. Mà các yếu tố này lại hiện hiện hầu như trong mọi thời điểm, không gian, môi trường sống gần gũi với mỗi người.

Yếu tố dị ứng hay gặp nhất là bụi nhà, bụi công nghiệp, chất thải, khói thuốc lá, phấn hoa, các loại nấm mốc, lông động vật, các loại thuốc điều trị, thức ăn,… có khả năng kích ứng niêm mạc mũi rất cao. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các yếu tố này xung quanh môi trường sống.

Cùng với đó, điều kiện vệ sinh môi trường và nơi ở không sạch sẽ cũng dễ tạo cơ hội cho các tác nhân gây dị ứng phát triển quá mức. Dẫn đến cơ thể xảy ra các phản ứng dị ứng, bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm và các bệnh hô hấp khác dễ dàng xuất hiện.

  • Yếu tố cơ địa mỗi người

Ngoài sự thay đổi thời tiết, các yếu tố dị ứng trong môi trường sống thì xuất phát từ bên trong, yếu tố cơ địa của mỗi người cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng là gì.

Những yếu tố như di truyền, hệ miễn dịch kém hay mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, có dị tật vùng mũi, các vấn đề dị ứng,…khiến hệ hô hấp dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài, vi khuẩn, vi trùng gây bệnh, dẫn đến các triệu chứng viêm, chảy nước mũi, ứ dịch, tích tụ vi khuẩn dễ gây ra viêm mũi dị ứng và nhiều bệnh tai mũi họng khác.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng rất đa dạng.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Các bệnh hô hấp thường có những biểu hiện, triệu chứng gần giống nhau và viêm mũi dị ứng cũng không phải là trường hợp khác biệt.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường. Các biểu hiện sẽ khởi phát ngay sau khi người bệnh có tiếp xúc với các yếu tố dị ứng trong không khí, các đợt nhiễm lạnh, nhiệt độ và độ ẩm môi trường thay đổi.

Các triệu chứng khi mắc phải bệnh viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện theo thứ tự như sau:

  • Ngứa mũi là triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng

Triệu chứng đầu tiên khi tiếp xúc với yếu tố dị ứng là ngứa mũi. Vì các niêm mạc mũi khi có sự tấn công của các loại vi khuẩn, nấm mốc, yếu tố kích ứng, dị ứng sẽ tạo ra các phản ứng kích ứng khiến mũi bị ngứa ngáy, khó chịu.

Ngứa mũi được xem như triệu chứng để cảnh báo đang có sự khác lạ ở khu vực tai mũi họng. Cụ thể là nguy cơ dẫn đến viêm mũi dị ứng rất cao.

  • Triệu chứng hắt hơi liên tục, nhiều lần

Là một trong những triệu chứng của viêm mũi dị ứng và xuất hiện cùng lúc với triệu chứng ngứa mũi. Hắt hơi là phản xạ tự nhiên để cơ thể đẩy các tác nhân kích ứng hay các vi khuẩn có trong khoang mũi ra bên ngoài.

Hắt hơi từng tràng, liên tục trong nhiều phút và có tính lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày là triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng có biểu hiện rõ rệt nhất.

Triệu chứng thường xảy ra vào buổi sáng sớm, sau khi thức giấc hoặc tiếp xúc với khói bụi, nấm mốc.

  • Chảy nước mũi trong, không mùi hôi

Chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng là gì tiếp diễn sau dấu hiệu hắt hơi từng tràng. Thông thường, nước mũi trong suốt và có thể chảy giàn dụa, không có mùi hôi bất thường.

Đặc biệt, người bị viêm mũi dị ứng thường bị chảy nước mũi ở cả hai bên và biểu hiện khá giống với các bệnh đường hô hấp khác.

Tuy nhiên, trường hợp nước mũi có lẫn chất nhầy, có màu trắng đục, có thể có mùi hôi hoặc không thì có khả năng là bị bội nhiễm. Người bệnh cần chú ý đến vấn đề này.

Cơ thể xảy ra phản ứng với các yếu tố gây ra chứng hắt hơi, chảy nước mũi.
  • Tắc ngạt mũi ở 1 bên hoặc cả 2 bên mũi

Triệu chứng ngạt mũi không điển hình, có thể xuất hiện sau một thời gian kéo dài của tình trạng chảy nước mũi.

Khi bị viêm mũi dị ứng, nước mũi chảy quá nhiều gây nên tình trạng phù nề niêm mạc xoang bên trong hốc mũi, gây ra ngạt một bên hoặc hai bên mũi.

Một số trường hợp ngạt mũi nặng dẫn đến khó thở, ngạt thở, đường hô hấp bằng mũi bị cản trở buộc người bệnh phải thở bằng miệng.

  • Nhức đầu, cơ thể mệt mỏi

Ngoài các triệu chứng điển hình nói trên, người bị viêm mũi dị ứng còn gặp triệu chứng đau đầu. Tuy không thường xuyên, nhưng lâu lâu người bệnh cũng sẽ gặp triệu chứng này.

Người bệnh cũng luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải, hơi nặng phần mặt và đầu, ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, học tập, cuộc sống của người bệnh cũng như tác động đến những người xung quanh.

Viêm mũi dị ứng kéo dài với các triệu chứng ngứa mũi, ngạt mũi, hắt hơi,… nếu không được can thiệp sớm hay không biết viêm mũi dị ứng dùng thuốc gì đúng cách là những điều kiện thuận lợi khiến bệnh viêm mũi dị ứng phát triển nặng hơn và dai dẳng tấn công người bệnh.

Thậm chí, là nguy cơ dẫn đến các bệnh hô hấp, bệnh viêm xoang hoặc kết hợp cùng lúc viêm mũi dị ứng với các bệnh tai mũi họng khiến tình trạng bệnh có những biểu hiện khác nhau rất khó để nhận biết chính xác bệnh.

Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Việc chuẩn đoán viêm mũi dị ứng hiện nay không gặp nhiều khó khăn. Ngoài các trao đổi về dấu hiệu, triệu chứng mà người bệnh đang gặp để xác định các tác nhân gây dị ứng trong trường hợp của bạn.

Cùng với đó là xác định tình trạng viêm mũi của bạn là viêm mũi dị ứng theo mùa hay quanh năm, bệnh ở mức độ nặng hay nhẹ, tiến triển như thế nào để chuẩn đoán đúng tình hình của bệnh. Đồng thời, đưa ra cách điều trị tối ưu cho người bị viêm mũi dị ứng đạt hiệu quả cao.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian

Là cách điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến bằng các loại cây cỏ, thảo dược có chứa một số dược chất nhất định để giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh. Một số bài thuốc được dân gian áp dụng nhiều nhất trong chữa viêm mũi dị ứng như là:

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc.
  • Kết hợp nước ép tỏi và mật ong

Trong thành phần của tỏi chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn như aliin, glucogen, fitonxit,… có tác dụng cải thiện tình trạng viêm sưng, sát khuẩn vết thương. Sẽ rất tốt cho tình trạng viêm nhiễm ở vùng khoang mũi.

Sử dụng nước ép tỏi và mật ong theo tỷ lệ 1: 2. Sau đó, dùng bông gòn hoặc băng gạch sạch, thấm vào dung dịch và nhẹ nhàng làm sạch niêm mạc bên trong mũi.

Thực hiện đều đặn 3 lần mỗi ngày, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng cải thiện rõ rệt.

  • Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc

Cây ngũ sắc có dược tính tiêu viêm sưng, làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng có hiệu quả cao. Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc sau để chữa bệnh.

Hoa ngũ sắc tím tươi 1 cái, lá khế tươi 2 lá, lá bạc hà tươi 2 lá đem rửa sạch và nghiền nát thành hỗn hợp. Cho hỗn hợp vào một miếng gạc nhỏ và nút vào từng bên của lỗ mũi khoảng 15 phút.

Với bài thuốc này sẽ mang lại hiệu quả khả quan cho việc chữa trị viêm mũi dị ứng, các triệu chứng do bệnh gây ra.

  • Điều trị viêm mũi dị ứng với bài thuốc ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa chứa nhiều alcaloid, saponin,iodm,… trong thành phần, rất hữu ích khi chữa viêm nhiễm và kháng khuẩn, giảm đau, chống dị ứng và tăng cường khả năng miễn dịch.

Đem quả ké đầu ngựa khô ( khoảng 50g ) tán thành bột mịn. Hòa 3g bột ké đầu ngựa với nước đun sôi để nguội để uống, thực hiện 3 lần mỗi ngày trong khoảng 2 tuần.

Sau đợt sử dụng thuốc, nếu viêm mũi dị ứng vẫn chưa thể chữa khỏi thì người bệnh nên nghỉ một vài hôm. Rồi sau đó, tiến hành đợt điều trị mới.

Các bài thuốc dân gian có thể giúp chữa viêm mũi dị ứng, nhưng hiệu quả thường chỉ đạt ở mức tương đối. Trước khi sử dụng các bài thuốc dân gian, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng

So với bài thuốc giân gian, dùng thuốc điều trị vẫn là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị viêm mũi dị ứng được nhiều người bệnh lựa chọn.

Viêm mũi dị ứng nên dùng thuốc gì, thông thường, các loại thuốc dùng để chữa tình trạng viêm, sưng niêm mạc xoang mũi và tình trạng bội nhiễm chủ yếu là:

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng.
  • Thuốc kháng Histamine

Chất Histamine kích thích gây viêm mũi dị ứng, có mặt trong các phản ứng dị ứng của cơ thể và dấu hiệu dị ứng như hắt hơi, ngẹt mũi.

Do đó, khi điều trị viêm mũi dị ứng bác sĩ chỉ định sử dụng loại thuốc này để ngăn chặn việc sản xuất histamine, làm giảm tình trạng dị ứng, cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm mũi dị ứng nói riêng và những người bệnh bị dị ứng, cơ địa quá mẫn cảm nói chung. Thuốc được điều chế dưới hai dạng viên uống và dạng xịt mũi.

  • Nhóm thuốc Decongestants

Nhóm thuốc Decongenstants có thể ở dạng viên nén hoặc dạng dung dịch xịt mũi. Có tác dụng thông mũi, giảm tắc nghẹt mũi, tắc nghẽn xoang, giảm bớt áp lực lên tai mũi họng.

Đây là loại thuốc ngắn ngày, sử dụng tối đa không quá 3 ngày và không được sử dụng cho các đối tượng bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ hay người gặp vấn đề về bàng quang, hệ thống tiết niệu.

Để biết viêm mũi dị ứng chữa bằng thuốc gì thì người bệnh cần trao đổi trước với bác sĩ sau khi đã được thăm khám cụ thể.

  • Nhóm thuốc xịt, nhỏ mũi

Thuốc xịt mũi có thành phần chủ yếu là corticosteroid với tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch, đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy, chảy nước mũi và tắc mũi,…Được sử dụng kết hợp với các loại thuốc uống để theo dõi tiến triển của bệnh.

Thông thường, thuốc xịt mũi không thuộc nhóm thuốc kê toa nhưng người bệnh cũng không nên tùy tiện sử dụng thuốc xịt, nhỏ mũi bừa bãi để tránh gây kích ứng niêm mạc xoang cũng như khả năng đáp ứng thuốc thấp.

Thuốc xịt làm giảm triệu chứng viêm, sưng mũi.
  • Điều trị bằng thuốc tiêm

Thuốc tiêm chống dị ứng chỉ định khi bác sĩ nhận thấy tình trạng bệnh của bạn đã quá nặng.  Bình thường, loại thuốc này rất ít khi được sử dụng.

Trước khi tiến hành tiêm thuốc, các triệu chứng của bệnh cần được kiểm soát và rất cẩn trọng khi áp dụng.

Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi

Biện pháp này gần giống với tiêm thuốc dị ứng. Tuy nhiên, thuốc sẽ được đặt dưới lưỡi và cần áp dụng các biện pháp kiểm soát các triệu chứng kích ứng dị ứng.

Khi áp dụng liệu pháp miễn dịch lưỡi, bệnh nhân có thể xảy ra một số phản ứng phụ như ngứa miệng, đau rát họng, ngứa tai trong quá trình đặt thuốc.

Khuyến cáo: trong quá trình điều trị bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì cần duy trì thực hiện theo liệu trình và có sự theo dõi của bác sĩ. Sau khi kiểm tra tiến triển bệnh lý, người bệnh có thể được điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

Vì thế, để tránh tình trạng nhờn thuốc do điều trị không đúng liệu trình, người bệnh không nên tự ý điều trị bằng thuốc tự mua. Hoặc dừng lại việc sử dụng thuốc sẽ gây ra những ảnh hưởng và biến chứng viêm mũi dị ứng ngày càng nặng hơn.

Tốt nhất, nên có sự hướng dân từ các chuyên gia y tế, có như vậy việc điều trị mới mang lại hiệu quả cao và rút ngắn thời gian điều trị.

Kỹ thuật Plasma trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp phẫu thuật

Cần phải phẫu thuật để điều trị viêm mũi dị ứng khi điều trị bằng thuốc không cho hiệu quả, lúc này cũng đồng nghĩa với bệnh đã biến chứng nặng.

Thông thường, phương pháp phẫu thuật sẽ dựa trên mức độ của triệu chứng, nguyên nhân dẫn đến bệnh lý. Nổi trội trong số đó là kỹ thuật Plasma, đây được xem là phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng mang lại hiệu quả cao nhất.

Hiệu quả điều trị cao, không không đau đớn hay chảy máu trong suốt quá trình điều trị, thời gian điều trị rất nhanh và bệnh nhân có thể về nhà ngay sau đó,… là những ưu điểm vượt bậc của biện pháp này.

Hơn hết nữa, sau khi điều trị bệnh nhân có thể về nhà nghỉ ngơi và tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ phẫu thuật thì sẽ rất nhanh để hồi phục, ổn định sức khỏe.

Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Trẻ em cũng có thể là đối tượng của bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, do sức đề kháng cơ thể còn yếu nên việc điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị.

Trẻ bị viêm mũi dị ứng nên uống thuốc gì, trong phác đồ điều trị của trẻ có thể chỉ định sử dụng các nhóm thuốc kháng histamine, coricoid toàn thân và tại chỗ, kết hợp một số vitamin có tác dụng cải thiện viêm mũi dị ứng, triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi.

Bên cạnh đó, trẻ còn có thể sử dụng thuốc thông mũi để xóa nghẹt mũi và làm giảm sưng trong khoang mũi. Bé bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì còn tùy thuộc theo đơn kê của bác sĩ sau khi kiểm tra chính xác tình hình bệnh lý của trẻ.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc để điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ em không được tiến hành hơn 3 ngày liên tiếp để tránh ảnh hưởng và biến chứng viêm mũi dị ứng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, khi các triệu chứng viêm mũi dị ứng ngày càng nặng, các loại thuốc không có tác dụng điều trị thì có thể chuyển sang liệu pháp miễn dịch.

Cũng giống như ở người lớn, một lượng nhỏ các chất gây dị ứng sẽ được đưa vào cơ thể của trẻ, khi cơ thể của bé thích nghi với điều này thì bác sĩ sẽ tăng dần lượng chất gây dị ứng vào trong cơ thể để làm giảm các triệu chứng khó chịu ở trẻ.

Và để an toàn cho trẻ, tránh được tình trạng kháng thuốc hay xảy ra những biến chứng do viêm mũi dị ứng, các bậc phụ huynh nên nhờ bác sĩ kiểm tra tình trạng của bé để không gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Có nên mua máy điều trị viêm mũi dị ứng

Không chỉ một mà rất nhiều người bệnh có thắc mắc nên hay không nên mua máy chữa viêm mũi dị ứng, một trong số phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng cho hiệu quả tốt nhất.

Việc điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay chủ yếu là sử dụng các loại thuốc uống, thuốc nhỏ mũi, xịt mũi, nhóm thuốc kháng tác nhân gây dị ứng,… Nhưng khi sử dụng thuốc liên tục có thể gây ra tác dụng phụ viêm loét bao tử, viêm gan men, cơ thể không đáp ứng với thuốc,…

Có nên mua máy chữa viêm mũi dị ứng hay không?

Với sự phát triển của y học hiện đại, các loại máy trị viêm mũi dị ứng bằng ánh sáng quang học medinose pro, medisana ra đời hỗ trợ điều trị các triệu chứng ngứa mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi, khó chịu ở vùng mũi. Cơ chế hoạt động của các loại máy chữa viêm mũi dị ứng là sử dụng nguồn ánh sáng quang học định vị vào vị trí viêm, sưng. Làm hạn chế sự thoát ra của histamine và loại bỏ hoàn toàn phản ứng dị ứng.

Thời gian điều trị khi sử dụng máy chữa viêm mũi dị ứng rất ngắn, chỉ khoảng 3 – 5 phút và phù hợp với hầu hết các đối tượng bệnh nhân, kể cả trẻ em. Máy không gây phản ứng phụ nên khá an toàn cho người sử dụng.

Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại máy điều trị viêm mũi dị ứng với nguồn gốc, xuất xứ, nhà sản xuất khác nhau. Điển hình có thể kể đến là máy trị viêm mũi dị ứng bionase, máy điều trị viêm mũi dị ứng medinose pro. Tuy nhiên, để tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe thì người bệnh nên tư vấn với bác sĩ trước khi quyết định chọn mua loại sản phẩm nào.

Biện pháp phòng và ngăn ngừa bệnh viêm mũi dị ứng

Vốn là căn bệnh có khả năng tái phát cao, viêm mũi dị ứng nằm luôn nằm trong danh sách những bệnh đường hô hấp phổ biến. Vì vậy, các bạn phải luôn chủ động phòng tránh viêm mũi dị ứng, dù bạn là những người chưa mắc bệnh viêm mũi dị ứng hay đã điều trị khỏi căn bệnh này.

Một số biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa viêm nhiễm dị ứng mà bạn cần chú ý đặc biệt đó là:

Hạn chế tiếp xúc với những chất gây dị ứng xung quanh môi trường sống và làm việc của bạn. Trong đó, bụi bẩn, phấn hoa, các loại nấm mốc, hóa chất, khói thuốc lá,…. là những tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất.

Dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ để không khí trong lành, ngăn ngừa các tác nhân gây dị ứng, kích ứng,….

Nếu cơ địa mẫn cảm thì bạn không nên nuôi các động vật có nhiều lông, dễ rụng lông như chó, mèo, chim cảnh,…

Giữ ấm cho cơ thể, nhất là thời điểm giao mùa, thời tiết khô lạnh. Vào màu đông, mặc đồ kín để tránh gió, không khí lạnh phả trực tiếp vào người.

Cân bằng nhiệt độ trong nhà với nhiệt độ bên ngoài, tránh để sự chênh lệch nhiệt độ quá cao với môi trường xung quanh.

Trước khi ra đường, làm việc tại môi trường có khói bụi thì nên mang khẩu trang tránh để không khí ô nhiễm xâm nhập vào đường thở.

Có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thật khoa học và hợp lý. Bổ sung nhiều các loại vitamin cũng như rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao thường xuyện để tăng cường sức đề kháng, chống lại mầm bệnh.

Giữ ấm cơ thể để phòng ngừa viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ tác động tích cực đến tiến triển và hiệu quả điều trị bệnh. Do đó, chị em hãy chú ý đến việc xây dựng thực ăn và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

  • Thực phẩm viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì

Thực phẩm có tính gây dị ứng: Các loại thực phẩm thường gây ra phản ứng kích ứng như là đậu phộng, dâu tây. Hoặc bất cứ loại thực phẩm gây ra triệu chứng phát ban, sưng và dị ứng ở mỗi người.

Nước đá, đồ lạnh: Ở một số người, uống nước đá hay các đồ uống lạnh sẽ làm cho tình trạng nghẹt mũi thêm nghiêm trọng hơn. Nếu muốn nhanh chóng chữa khỏi viêm mũi dị ứng, các bạn hãy nhớ loại bỏ những thực phẩm viêm mũi dị ứng kiêng gì này ra khỏi danh sách ăn uống.

Các chất kích thích: Đặc biệt là các loại bia rượu có khả năng gây kích ứng và kiến tình trạng viêm tại các niêm mạc xoang ngày càng nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, lạm dụng bia rượu còn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cho nên chúng ta nên tránh bớt nhóm thực phẩm này.

Một số thực phẩm chứa nhiều protein: Các loại trái cây và rau củ quả trong thành phần có chứa nhiều protein có tính chất gần giống với những tác nhân gây dị ứng trong phấn hoa. Vì vậy, ăn nhiều các loại thực phẩm giàu protein có thể ảnh hưởng đến bệnh viêm mũi dị ứng.

Thực phẩm tốt cho người bị viêm mũi dị ứng.
  • Viêm mũi dị ứng nên ăn gì tốt nhất

Cá: Các loại cá ngừ, cá hồi, cá thu chứa lượng lớn axit béo Omega 3, đây là dưỡng chất có thể giúp làm giảm nguy cơ dị ứng phát triển rất tốt.

Sữa chua: Những người bị viêm mũi dị ứng nên ăn sữa chua mỗi ngày, bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ phần nào giảm bớt triệu chứng dị ứng với phấn hoa.

Magie và vitamin E: Hai dưỡng chất này có nhiều trong các loại hạt, vì thế, muốn nhanh chóng loại bỏ triệu chứng viêm mũi dị ứng thì nên ăn bổ sung các loại hạt.

Vitamin C: Trong thánh phần của táo, cam và cà chua có chứa rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, có khả năng chống lại bệnh dị ứng và hen suyễn nên cũng rất thích hợp cho người bệnh viêm mũi dị ứng.

Đồ ăn ấm, nóng: Những món cháo, súp, canh nóng vừa giúp thông đường hô hấp vừa có thể đẩy dịch mũi ra ngoài khoang mũi. Đồng thời ngăn chăn được tình trạng dịch xuất tiết chảy xuống cuống họng.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về bệnh viêm mũi dị ứng dị ứng, được chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng tại Phòng khám Đa khoa TPHCM. Nếu bạn nghi ngờ bản thân có dấu hiệu của căn bệnh này, hãy gọi đến số hotline: 028.38 778 555 hoặc đặt câu hỏi vào khung chat dưới đây để trao đổi trực tiếp với bác sĩ.

LI

  PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VĂN KIỆT

  Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ.

  Địa chỉ phòng khám: 646 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

  Hotline tư vấn: 028 3969 7887

 Bảng giá khám: https://benhvienphathai.vn/bang-gia/  

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất

Người bệnh hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những phòng khám uy tín, cũng như tham khảo đánh giá từ phía truyền thông khi quyết định khám và chữa bệnh

Chia sẻ