Dù chỉ có khoảng 1% trong số các chị em mắc phải nhưng hội chứng đa ối khi mang thai lại vô cùng nguy hiểm. Bởi nó ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé, gây những “cản trở” khi sinh nở. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho chị em những thông tin về hiện tượng đa ối khi mang thai – nguyên nhân, cách khắc phục.
Tham khảo thêm về trường hợp nguy hiểm: bệnh tiểu đường khi mang thai
Hiện tượng đa ối khi mang thai là gì?
Đa ối khi mang thai là tình trạng có quá nhiều nước ối bao quanh em bé trong tử cung. Nước ối được hình thành vào khoảng ngày thứ 12 sau khi thụ thai và tăng đến hết quý hai của thai kỳ thì ngừng lại. Bình thường nước ối sẽ dao động trong khoảng 300 – 800 ml. Khi lượng nước này vượt trên 2000 ml thì được gọi là đa ối. Tình trạng này xảy ra vào khoảng 0.2 – 1.6% trường hợp mang thai.
Theo các chuyên gia, đa ối khi mang thai được chia thành 2 loại là đa ối cấp và đa ối mãn.
– Đa ối cấp
Hiện tượng này thường xảy ra trong tuần thứ 16 – 20 và thường gây chuyển dạ sớm hoặc sảy thai. Trong một số trường hợp, bệnh có các diễn biến nghiêm trọng, buộc bác sĩ phải đình chỉ thai. Các dấu hiệu của đa ối cấp là:
+ Bụng lớn nhanh và căng cứng.
+ Tử cung căng cứng, khi ấn thấy đau.
+ Không sờ được các phần thai nhi, thăm khám kỹ có thể có dấu hiệu cục đá nổi.
+ Khó nghe được nhịp tim thai.
+ Thăm khám âm đạo thấy có đoạn dưới căng phồng, cổ tử cung hé mở, đầu ối căng.
+ Phù và giãn tĩnh mạch. Đặc biệt là chi dưới do tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép.
+ Thai phụ cảm thấy khó thở, có dấu hiệu suy hô hấp.
– Đa ối mãn
Trường hợp này chiếm 95% các trường hợp đa ối và thường xảy ra vào những tháng cuối của thai kỳ. Bệnh tiến triển chậm nên thai phụ dễ thích nghi với các triệu chứng hơn. Chị em không đau nhiều và không khó thở nhiều như đa ối cấp.
Biểu hiện là nặng bụng, bụng căng, khó thở, tim đập nhanh, mệt mỏi. Khi thăm khám sẽ thấy tử cung lớn hơn so với tuổi thai, có dấu hiệu sóng vỗ, sờ nắn khó thấy các cực của thai nhi và có dấu hiệu cục đá nổi. Âm đạo bị căng phồng ở đoạn dưới.
Có thể bạn quan tâm: bênh thường gặp khi có thai
Nguyên nhân đa ối khi mang thai
Theo các chuyên gia, có khoảng 2/3 trường hợp đa ối khi mang thai không tìm ra nguyên nhân. Các trường hợp còn lại thường là do:
– Nguyên nhân người mẹ bị bệnh
Tiểu đường trước hoặc trong thời gian mang thai là nguyên nhân gây dư ối khi mang thai thường gặp.
– Nguyên nhân nhau thai
Nếu có u mạch máu màng đệm thì có thể gây suy thai. Từ đó dẫn đến tình trạng đa ối. Các bệnh lý viêm nội mạc tử cung hoặc gây thương tổn bánh nhau.
– Nguyên nhân bào thai bất thường
Nếu cho một nguyên nhân bất thường nào đó khiến cho em bé ngừng quá trình uống nước ối – đi tiểu thì có thể dẫn đến hiện tượng thừa nước ối. Tình trạng này thường bao gồm những dị tật ở bào thai như: hở hàm ếch, hẹp môn vị,…
– Nguyên nhân mang song thai hoặc đa thai
Tình trạng dư ối có thể xảy ra do sự trao đổi chất giữa hai bào thai không được cân bằng. Một bào thai có ít nước ối, trong khi bào thai kia có nhiều nước ối hơn.
– Nguyên nhân thiếu máu thai nhi
Kháng thể kháng Rh và các bệnh tấn huyết thứ phát do kháng thể bất thường có thể gây tình trạng thiếu máu thai trầm trọng hoặc phù thai nhi có liên quan đến tình trạng đa ối.
– Do các nguyên nhân khác
Ngoài ra, các yếu tố khác làm gia tăng tình trạng đa ối là: thiếu máu ở bào thai, nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và em bé,…
Bị đa ối khi mang thai phải làm sao?
Bị dư ối khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Những nguy hiểm cho cả mẹ và em bé không chỉ trong thai ỳ mà còn ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ cũng như chăm sóc trẻ sau này. Chính vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu đa ối, mẹ bầu nên thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
Thông thường, chị em sẽ được tiến hành siêu âm với độ phân giải cao để kiểm tra các bất thường và thực hiện thủ thuật chọc ối để xem có khuyết tật về di truyền và nhiễm trùng hay không. Bên cạnh đó cũng cần thực hiện kiểm tra sức khỏe thai nhi đều đặn hoặc siêu âm thường xuyên trong những tháng còn lại của thai kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Cũng như kiểm soát các dấu hiệu của chuyển dạ sinh non.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không cần phải quá lo lắng về các biến chứng của đa ối trong thai kỳ. Ngay sau khi em bé được sinh ra, lượng chất lỏng dư thừa cũng tháo ra và chị em sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Tóm lại, nếu không may gặp phải tình trạng này, người mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ định của bác sẽ về chế độ ăn uống, sinh hoạt, thăm khám. Tuyệt đối không làm theo những phương pháp được truyền miệng.
Trên đây là những chia sẻ phòng khám thai nhi về đa ối khi mang thai – nguyên nhân, cách khắc phục. Nếu còn thắc mắc gì thêm, hãy nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Việt Khang Thủ Đức
Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ.
Địa chỉ phòng khám: 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
Hotline tư vấn: 0287.300.9728
Bảng giá khám: https://benhvienphathai.vn/bang-gia/
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất
Người bệnh hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những phòng khám uy tín, cũng như tham khảo đánh giá từ phía truyền thông khi quyết định khám và chữa bệnh