Kinh Nghiệm Dấu Hiệu Chuyển Dạ Sắp Sinh (Thật Sự)

976

Thực tế, không phải mẹ bầu nào cũng có những dấu hiệu sắp sinh giống nhau. Bởi lý thuyết sách vở thường chỉ đúng một phần, kinh nghiệm thực tế từ các mẹ bầu đã trải qua sinh đẻ mới thật sự chính xác. Dưới đây là những kinh nghiệm dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh (thật sự) được nhiều mẹ bầu chia sẻ. Hãy cùng tham khỏa nhé các mẹ.

Dấu hiệu chuyển dạ thực sự

Mỗi thai phụ có những trải nghiệm khác nhau đối với từng giai đoạn trong quá trình sinh con. Thông thường, rất khó có thể biết chính xác thời điểm diễn ra dấu hiệu sắp sinh cũng như từ lức dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh được chia sẻ dưới đây sẽ giúp các mẹ biết được thời điểm sinh con không còn xa nữa.

Kinh Nghiệm Dấu Hiệu Chuyển Dạ Sắp Sinh (Thật Sự)
Dấu hiệu chuyển dạ được các mẹ chia sẻ

Bụng bầu tụt xuống, sa bụng là dấu hiệu sắp sinh trước 2 tuần

Khoảng vài tuần trước khi bé chào đời, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu. Đây là dấu hiệu sắp sinh con đầu lòng. Riêng với những bà bầu sinh con lần 2, dấu hiệu này thường khá mơ hồ và chỉ cảm nhận được khi cuộc vượt cạn thực sự bắt đầu. Với mẹ mang thai lần đầu đây có thể là dấu hiệu sắp sinh con so trước 1 tuần.

Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu sẽ nặng nề hơn nên các mẹ sẽ thấy mình đi lại khó khăn.

Cổ tử cung bắt đầu mở rộng

Mẹ bầu có thể dễ dàng nhận thấy cổ tử cung mở rộng hơn. Đây có thể là dấu hiệu sắp sinh trước vài ngày hoặc vài tuần trước đó. Nếu có lịch khám thai vào thời điểm này, bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra tốc độ mở cổ tử cung. Tốc độ mở ở mỗi mẹ bầu cũng sẽ nhanh chậm khác nhau. Đây là kinh nghiệm dấu hiệu chuyển dạ thực sự được một mẹ bầu chia sẻ.

Dịch nhầy âm đạo thay đổi

Nếu chịu khó quan sát, gần ngày sinh mẹ sẽ thấy vùng kín tiết ra nhiều chất nhầy hơn bình thường. Theo một vài kinh nghiệm của các mẹ thì loại dịch nhầy này hơi lợn cợn, dai dai, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu. Bản chất của dịch nhầy này chính là nút nhầy có vai trò bịt kín cổ tử cung trong suốt thai kỳ. Nếu tuột nút nhầy cổ tử cung thì đó là dấu hiệu chuyển dạ.

Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục

Các cơn co thắt chính là những dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng nhất. Mẹ sẽ cảm thấy đau quặn thắt như các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị đẩy con ra ngoài. Các cơn đau còn được các mẹ gọi đó là hiện tượng đau bụng đẻ.

Với dấu hiệu này có rất nhiều mẹ nhằm lẫn với các cơn chuyển dạ giả. Vậy đau bụng lâm râm có phải sắp sinh? Để phân biệt, mẹ hãy lưu ý cơn đau chuyển dạ thật sẽ là:

  • Bụng đau quằn quại và không thuyên giảm khi mẹ thay đổi tư thế.
  • Đầu tiên, cơn đau sẽ xuất hiện ở lưng dưới, truyền tới phần bụng rồi tới chân.
  • Tần suất co thắt ngày một dồn dập, lúc đầu khoảng 10 phút một cơn co, sau đó tăng lên dần.

Vỡ nước ối

Nhiều người nhầm tưởng rằng khi vỡ ối là bé sẽ chào đời liền ngay sau đó. Tuy nhiên, thực tế không như vậy. Chỉ có một số ít mẹ bầu sinh ngay sau khi vỡ ối. Phần đông những phụ nữ khác thường mất tới vài giờ hoặc cả ngày mới thật sự lâm bồn. Vì thế, đây được cho là dấu hiệu sắp sinh trong 24h.

Khi nào cần nhập viện ngay?

Các dấu hiệu trên thường diễn ra trước khi sinh vài ngày để mẹ chuẩn bị tâm lý. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, các biểu hiện sắp sinh xuất hiện một cách đột ngột. Mẹ cần lưu ý nhập viện ngay khi:

Kinh Nghiệm Dấu Hiệu Chuyển Dạ Sắp Sinh (Thật Sự)
Nhập viện ngay khi có dấu hiệu nguy hiểm?
  • Ra máu hoặc dịch tiết âm đạo lẫn máu tươi.
  • Ối vỡ, đặc biệt nguy hiểm khi dịch ối chảy ra có màu xanh lá hoặc màu nâu. Đó có thể là phân su của em bé.
  • Mẹ cảm thấy đau đầu, hoa mắt hoặc sưng phù trầm trọng. Đây thường là dấu hiệu của tiền sản giật, một biến chứng vô cùng nguy hiểm cuối thai kỳ.

Giải đáp một số thắc mắc của các mẹ

1/ Chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh

Các chuyên gia chia sẻ, nếu chỉ là các cơn co do chuyển dạ giả thì các mẹ cứ bình tĩnh. Tuy nhiên, trên thực tế, không có khoảng thời gian chính xác nào giữa các cơn chuyển dạ và thời điểm mẹ bầu “vỡ chum”. Vì điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ bầu.

2/ Cơn gò chuyển dạ như thế nào?

Các cơn gò Braxton-Hicks thường xuất hiện ở tháng đầu trong giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ. Cơn gò chuyển dạ giả chỉ là những cơn gò nhẹ, diễn ra trong 30 – 60 giây, mỗi ngày vài lần, không gây đau đớn nhưng nhiều mẹ sẽ có cảm giác khó chịu.

3/ Con rạ thường sinh vào tuần thứ mấy?

Theo kinh nghiệm của các mẹ, sinh con so sẽ đến sớm hơn trước ngày dự sinh khoảng 7 – 10 ngày. Trong khi đó, con rạ có thể rất cận với ngày dự sinh hoặc có thể muộn hơn.

Trên đây là một số kinh nghiệm dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh thật sự, các mẹ nên chú ý để có sự chuẩn bị chu đáo cho lần vượt cạn của mình. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để được các chuyên gia phòng khám thai nhi giải đáp thêm.

B.S

  PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Việt Khang Thủ Đức

  Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ.

  Địa chỉ phòng khám: 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức

  Hotline tư vấn: 0287.300.9728

 Bảng giá khám: https://benhvienphathai.vn/bang-gia/  

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất

Người bệnh hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những phòng khám uy tín, cũng như tham khảo đánh giá từ phía truyền thông khi quyết định khám và chữa bệnh

Chia sẻ