Hỏi: Chào bác sĩ! Em sắp đến ngày sinh em bé rồi mà vẫn không biết nên chọn sinh thường hay sinh mổ. Đây là lần đầu em mang thai nên em rất lo lắng cho ca sinh của mình. Em nghe mấy mẹ bầu trước nói sinh thường rất là đau đớn, em sợ em sẽ không chịu nổi cơn đau đó nên em đang nghĩ đến việc sinh mổ. Vậy bác sĩ cho em hỏi quá trình đẻ mổ có đau không? So sánh với sinh thường thì sinh bằng cách nào tốt hơn.
T.My
Đáp: Chào bạn! Chúng tôi đã nhận được thắc mắc của bạn và rất thấu hiểu cho cảm giác của một người mẹ đến ngày đẻ như bạn. Các chuyên gia đã giải đáp thắc mắc cho bạn trong bài viết dưới đây.
Đẻ mổ có đau không?
Sinh mổ là một trong những phương pháp giúp thai nhi chào đời bằng cách bác sĩ rạch trên bụng mẹ một đường ngang để lấy thai nhi ra ngoài. Đây là biện pháp tốt nhất được chỉ định cho những trường hợp gặp phải bất thường trong quá trình mang thai.
So sánh với sinh thường thì trong quá trình đẻ mổ sản phụ sẽ không chịu nhiều đau đớn.
Nhiều mẹ bầu vẫn lầm tưởng sinh mổ không hề gây đau đớn vì được tiêm thuốc gây tê. Thông thường, trong quá trình sinh mổ, mẹ bầu sẽ được tiêm thuốc gây tê toàn bộ phần thân dưới nên sẽ không cảm thấy đau đớn. Mặc dù lúc đó mẹ bầu vẫn cảm nhận được động tác của bác sĩ trên người khi mổ hay lấy thai ra.
Tuy nhiên, sau khi sinh mẹ bầu sẽ cảm thấy rất đau đớn vì thuốc tê hết tác dụng. Cơn đau này khiến mẹ chỉ nằm yên trên giường, không dám di chuyển hoặc xoay người. Vì nếu cử động vết mổ sẽ đau nhói ngay. Phải đến ngày thứ 5, thứ 6, cơn đau mới giảm dần mới có thể cử động nhiều hơn.
Lưu ý: Mặc dù cảm thấy vô cùng đau đớn nhưng mẹ bầu không nên nằm nhiều. Một ngày sau sinh mẹ nên ngồi dậy và tập đi để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Đồng thời, điều này cũng sẽ giảm nguy cơ bị dính ruột.
Kinh nghiệm sinh mổ không đau
Thực tế cho thấy, sinh thường hay sinh mổ đa phần đều do bác sĩ chỉ định. Nếu được chỉ định đẻ mổ thì chị em cũng không nên quá lo lắng về cơn đau sau sinh. Dưới đây là bí quyết đẻ mổ không đau được các mẹ bầu chia sẻ lại:
1/ Massage chân và tay
Massage nhẹ nhàng lòng bàn tay, chân là cách giảm đau sau mổ hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, chỉ cần 5 phút massage chân đã có thể thay đổi đáng kể cường độ các cơn đau. Và 20 phút là thời gian các chuyên gia khuyến cáo cho một liệu trình massage chân và tay.
2/ Quế
Một vài nghiên cứu cho thấy, sử dụng quế có thể làm giảm đáng kể tình trạng viêm, sưng cũng như hạn chế cơn đau. Kinh nghiệm sau sinh mổ để giảm đau là mẹ có thể pha 1 muỗng quế với 2 muỗng mật ong và một ít nước nóng để uống.
3/ Gừng
Để giảm đau sau sinh mổ mẹ bầu có thể thêm 1 muỗng cà phê gừng khô hoặc 2 muỗng gừng tươi vào món ăn để tối đa hóa khả năng giảm đau. Gừng sẽ giúp ngăn chặn việc sản xuất các hormone gây ra những cơn đau.
Những kiến thức cần thiết về đẻ mổ
1/ Nên mổ đẻ vào tuần thứ bao nhiêu?
- Nếu mẹ sinh thường ở lần thứ nhất và quá trình sinh đẻ diễn ra thuận lợi thì trong lần mang thai thứ 2, nếu muốn sinh mổ thì người mẹ có thể sinh vào tuần thứ 39 – 40.
- Nếu mẹ sinh mổ lần đầu, lần thứ 2 tiếp tục buộc sinh mổ thì có thể thực hiện ở tuần thứ 39.
2/ Quá trình mổ lấy thai
- Bước quan trọng đầu tiên là gây tê. Bác sĩ sẽ gây tê phần dưới để quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh và phòng rủi ro ngoài ý muốn.
- Chuẩn bị các dụng cụ dùng trong ca mổ.
- Kiểm tra tim thai lần cuối trước khi mổ.
- Khử trùng vị trí phẫu thuật.
- Bác sĩ nhẹ nhàng cắt lớp biểu bì chứ không phải dùng dao mổ phanh một lần.
- Rạch dần từng lớp để có thể lấy bé ra.
- Rạch tử cung để lấy thai.
- Bác sĩ kéo đầu bé ra rồi dùng phương pháp chuyên khoa đặc biệt đè lên người mẹ để giúp đẩy nốt phần thân của bé ra.
3/ Ca sinh mổ mất bao lâu?
Những ca mổ không có biến chứng thường mất khoảng 30 phút.
4/ Mổ đẻ khâu mấy lớp?
Sau khi mổ, các bác sĩ tiến hành khâu vết mổ lại từng lớp một, trước hết là tử cung, rồi lớp cơ thành bụng, lớp da. Thời gian khoảng 15 – 20 phút, bác sĩ sẽ chọn chỉ tự tiêu loại nhỏ và may thẩm mỹ. Chỉ may sẽ được tự hủy tỏng vòng 7 – 10 ngày.
5/ Tiêm thuốc đẻ không đau có hại không?
Thuốc gây tê có thể gây giãn mạch, tụt huyết áp và có thể ảnh hưởng đến cung cấp máu cho thai nhi. Một số sản phụ có thể buồn nôn, toát mồ hôi, mệt xỉu hoặc khó thở vì tụt huyết áp.
6/ Sanh mổ bao lâu thì quan hệ?
Sau sanh mổ khoảng 4 – 6 tuần là có thể quan hệ được. Tuy nhiên, thời điểm quan hệ còn phụ thuộc vào sự hồi phục cử mẹ bầu.
Trên đây là những kiến thức về quá trình đẻ mổ. Nếu có điều gì thắc mắc hãy nhấp vào bảng chat bên dưới để được phòng khám nhi tư vấn thêm.
B.S
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Việt Khang Thủ Đức
Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ.
Địa chỉ phòng khám: 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
Hotline tư vấn: 0287.300.9728
Bảng giá khám: https://benhvienphathai.vn/bang-gia/
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất
Người bệnh hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những phòng khám uy tín, cũng như tham khảo đánh giá từ phía truyền thông khi quyết định khám và chữa bệnh