Thai nhi hay đạp mạnh liên tục có ảnh hưởng gì không?

1477

Hỏi: Chào bác sĩ! Em năm nay 26 tuổi, mới lập gia đình. Hiện tại em đang mang thai bé đầu lòng được 20 tuổi. Dạo gần thai em thấy thai nhi đạp nhiều và mạnh khiến em hơi mệt mỏi. Bác sĩ cho em hỏi thai nhi hay đạp mạnh liên tục có ảnh hưởng gì không ạ? Em cám ơn bác sĩ. (D. Nhi, TPHCM)

Đáp: Chào bạn! Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho phòng khám chúng tôi. Thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới.

Thai bao nhiêu tuần thì đạp mạnh?             

Theo các chuyên gia, việc thai nhi đạp, đá trong bụng (thai máy) là một dấu hiệu cho thấy em bé khỏe mạnh, phát triển bình thường. Còn với những trường hợp không thấy xuất hiện thì sẽ rất lo ngại. Vậy thai bao nhiêu tuần thì đạp mạnh?                       

Thông thường, thai nhi sẽ bắt đầu có những chuyển động đầu tiên từ tuần thứ 9 – 16. Tuy nhiên, lúc này chị em chỉ có thể cảm giác được có bướm bay trong bụng hoặc rùng mình. Có một số bà bầu không thể cảm nhận được sự chuyển động này của bé. Hoặc có nhưng không chắc chắn.

Đến tuần thứ 18 – 25 thì chị em mới cảm nhận rõ ràng điều này được. Do lúc này bé đạp mạnh hơn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi em bé và độ nhạy cảm của người mẹ mà tình trạng này đến sớm hoặc muộn.

Thai nhi hay đạp mạnh liên tục có ảnh hưởng gì không?
Thai nhi hay đạp mạnh liên tục có ảnh hưởng gì không?

Một số mẹ bầu có cảm giác bé đạp mạnh vào tuần thứ 13. Một số khác thì muộn hơn, có thể sau tuần thứ 25. Đây là điều rất bình thường. Đặc biệt ở những chị em mang thai lần đầu tiên thì sẽ cảm nhận thai máy muộn hơn so với những chị em mang thai nhiều lần.

Thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không?

Trong bụng mẹ, thai nhi cố gắng căng chân tay ra để thư giãn hoặc di chuyển. Do đó mẹ cảm thấy bé đang đạp. Những chuyển động hoặc đá chân là một phần của sự phát triển bình thường. Tùy vào tư thế thai nhi mà em sẽ cảm nhận được thai nhi đạp nhiều bụng dưới, thai nhi đạp nhiều bên phải hay em bé đạp thúc xuống dưới.

Ngoài ra, em bé cũng có thể di chuyển hoặc đạp để phản ứng với một kích thích bên ngoài bụng mẹ. Chẳng hạn như âm thanh, ánh sáng. Hoặc thậm chí là những thực phẩm do mẹ tiêu thụ.

Do đó, với các trường hợp mẹ ăn nhiều, tiêu thụ những thức ăn lạ. Hoặc bé bị kích thích bởi âm thanh, ánh sáng thì những cú đạp sẽ mạnh hơn, thường xuyên. Nếu là lý do này thì không có gì đáng lo ngại.

Các chuyên gia cũng cho biết, khi bước sang tuần thứ 7, em bé đạp nhiều vào ban đêm. Bởi điều thú vị là ngay cả khi ngủ em bé cũng cử động bình thường.

Tuy nhiên, nếu thai nhi đạp quá mạnh, thai nhi đạp gần cửa mình. Kèm theo các triệu chứng đau bụng bất thường thì tốt nhất chị em nên thăm khám càng sớm càng tốt.

Vậy thai nhi đạp ít có sao không?

Tùy thuộc vào cơ địa của mẹ, thể chất của thai nhi mà số lần đạp sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trung bình mỗi ngày bé sẽ đạp từ 15 – 20 cú, bao gồm cả chuyển động khác. Nếu bé đạp ít hơn số lần này hoặc giảm số lần đạp so với trước đó thì có thể là dấu hiệu xấu.

Bởi bé giảm cử động hay đạp ít có khả năng bé không được đủ oxy hoặc dinh dưỡng. Vì thế mà mẹ cần đi kiểm tra bằng các phương pháp xét nghiệm, siêu âm. Hoặc đo tim thai để tìm ra nguyên nhân. Từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời cũng như làm tăng khả năng sống sót khỏe mạnh của thai nhi.

Thai nhi đạp ít hoặc giảm chuyển động trong thời gian dài thì cần thăm khám
Thai nhi đạp ít hoặc giảm chuyển động trong thời gian dài thì cần thăm khám

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp thai nhi đạp ít đều nguy hiểm. Bởi một phần điều này còn do tính cách khỏe mạnh. Bên cạnh đó, đôi khi bé cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi trong tử cung. Nếu thời gian bé đạp ít hoặc không đạp trong khoảng 40 – 50 phút thì mẹ không cần phải lo lắng. Ngoài ra, các mẹ cũng nên biết rằng từ tuần thứ 36 trở đi, bé sẽ ít đạp hơn. Do lúc này tử cung đã trở nên trật trội.

Làm thế nào để thai nhi đạp?

Trong những tháng cuối của thai kỳ, hoạt động của thai nhi dường như gắn liền với cuộc sống người mẹ. Do đó, nếu khoảng 1 – 2 giờ liền mà mẹ không cảm nhận được thai chuyển động thì nên kích thích bé bằng cách thực hiện những điều sau:

– Ăn uống

Việc này sẽ khiến cho đường huyết của mẹ thay đổi. Từ đó kích thích thai nhi đạp nhiều hơn. Đây cũng là một cách giúp đánh thức bé và giúp mẹ dễ dàng kiểm tra bé có khỏe mạnh hay không.

– Nằm nghiêng bên trái

Đây là một tư thế lý tưởng cho bà bầu. Bởi khi nằm nghiêng sẽ làm cho máu và dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi nhiều hơn. Do đó, bé sẽ phải hoạt động nhiều hơn để thích ứng với sự trao đổi này.

– Nghe nhạc

Âm nhạc cũng là một cách kích thích bé di chuyển, quay người hoặc kéo duỗi tay chân. Tuy nhiên, các mẹ nên lựa chọn bản nhạc không lời, giai điệu nhẹ nhàng.

Trên đây là những chia sẻ về thai nhi hay đạp mạnh liên tục có ảnh hưởng gì không? Nếu còn thắc mắc gì thêm, hãy nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới, các chuyên gia phụ sản sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.

P.L

  PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Việt Khang Thủ Đức

  Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ.

  Địa chỉ phòng khám: 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức

  Hotline tư vấn: 0899.809.1150

 Bảng giá khám: https://benhvienphathai.vn/bang-gia/  

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất

Người bệnh hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những phòng khám uy tín, cũng như tham khảo đánh giá từ phía truyền thông khi quyết định khám và chữa bệnh

Chia sẻ